09:07 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá trê vàng cho hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư - 30/11/2016 10:42
Tại Sóc Trăng, mô hình nuôi cá trê theo hình thức công nghiệp và nuôi tự nhiên kết hợp nuôi công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều địa phương của tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng được những mô hình sản xuất hay, hiệu quả, làm tăng giá trị sản xuất và góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

 nuoi ca tre vang cho hieu qua kinh te cao hinh anh 1

Từ hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá trê vàng ở các hộ nuôi tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, gia đình ông Lê Văn Bé, ở Khóm Tân Thạnh, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật và mạnh dạn thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá trên diện tích mặt nước 1.500 m2, thả 600kg cá giống. Sau hơn 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 7 con/kg, thu hoạch được hơn 8 tấn, với giá bán từ hơn 50.000đồng/kg, gia đình ông thu về lợi nhuận gần 80 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí đầu tư.

Ông Bé đánh giá: “Mô hình này mang lại khá hiệu quả. Lúc trước nơi đây cũng có nuôi nhưng ít, năm nay thì đã bao trùm cả khóm của mình”.

Hiện nay, ngoài mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp, nhiều hộ dân còn phát triển nuôi cá trê vàng theo hình thức nuôi tự nhiên kết hợp nuôi công nghiệp, nhằm giảm chi phí, cho sản phẩm chất lượng và tăng giá trị kinh tế.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa màu xuống chân ruộng, nâng cao giá trị lợi nhuận cho nhà nông, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng.

Ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, một trong những công việc quan trọng của tỉnh đối với đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đó là xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, thành công từ thực tế để định hướng, nhân rộng nông dân làm theo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.

Theo ông Quyết, “thông qua các mô hình cụ thể để nông dân làm theo. Thí dụ năm nay tình hình xâm nhập mặn, diện tích lúa, màu và một số cây trồng bị thiệt hại nhưng con tôm thì lại trúng mùa. Vậy chỉ ra nguyên nhân vì sao thắng lợi và thắng lợi như thế nào để bà con học theo nhân rộng trong thời gian tới, chứ không chuyển giao bằng lý thuyết cho bà con mà phải nói bằng mô hình cụ thể”.

Báo cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho thấy, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh đã tổ chức lại sản xuất trên cả 3 lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới. Sau gần 3 năm thực hiện, giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản ước đến năm 2016 này đạt 144 triệu đồng/ha, tăng gần 10% so với năm 2013.

 
Theo Thạch Hồng (VOV)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 268

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 44707

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 364410

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73411381