07:32 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi chim bồ câu nhốt – một vốn bốn lời

Thứ ba - 08/12/2015 04:38
Đó là mô hình chăn nuôi chim bồ câu nhốt chuồng của chị Nguyễn Thị Nhình tại tổ 6 phường Minh Khai thành phố Hà Giang.

Chị Nguyễn Thị Nhình
Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng của gia đình chị Nhình được chia thành nhiều dãy riêng biệt, đó là các dãy nuôi nhốt chim bồ câu thương phẩm (còn gọi là chim dò hay chim thịt) và các dãy nuôi chim bồ câu sinh sản (còn gọi là chim giống hay chim bố mẹ). Tại các dãy nuôi chim bồ câu thương phẩm được chia thành nhiều ô khác nhau, mỗi ô có kích thước dài 60 cm, rộng 50 cm và chiều cao 40 cm; mỗi ô được nuôi từ 4 - 5 chim dò. Tại các dãy nuôi chim bồ câu sinh sản cũng có kích thước giống với nuôi chim dò, nhưng mỗi ô chuồng chỉ nuôi 2 chim giống gồm 1 con đực và 1 con cái, bên trong mỗi ô chuồng có kèm theo 2 ổ để chim đẻ và ấp trứng, một ổ để nuôi chim non vì khi chim non được khoảng 20 ngày tuổi là chim mẹ lại bắt đầu đẻ trứng mới. Toàn bộ trang trại nuôi chim của của chị có khoảng 80 ô nuôi chim dò để bán thịt và 25 ô chuồng nuôi chim sinh sản.
 
Chị Nhình cho biết, mỗi ô chuồng chỉ cần đầu tư mua từ 260 - 300 nghìn đồng nhưng có thể dùng để nuôi chim lâu dài. Bên cạnh đó, nguồn chim giống chỉ cần đầu tư lần đầu tiên còn sau đó gia đình tự cung ứng. Sau khi chim nở khoảng 28 - 30 ngày là có thể tách mẹ để nuôi vỗ béo thành chim dò. Từ 30 đến 35 ngày thì chim có trọng lượng từ 0,4 - 0,6 kg/con là có thể xuất bán. Thức ăn chủ yếu của chim là thóc, bột ngô, đậu xanh hoặc bột đậu tương rang chín. Vì là chim nuôi nhốt nên rất cần phải bổ sung thêm chất khoáng, đặc biệt là muối ăn. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn gồm: Chất khoáng Premix khoảng 90% + muối ăn 5% + viên sỏi nhỏ cỡ bằng hạt đậu xanh khoảng 5%. Bên cạnh đó, các ô chuồng phải có máng nước sạch và phải được thay nước hàng ngày; ngoài ra, cần phải vệ sinh chuồng trại 1 - 2 tháng một lần kết hợp với phun khử trùng xung quanh khu nuôi chim.
 
Khi được hỏi về thu nhập từ nuôi chim bồ câu, chị Nhình cho biết, vì là nuôi gối của nhiều lứa nên tuần nào gia đình chị cũng có chim dò bán cho các thương lái và nhà shàng. Bình quân tổng thu nhập mỗi năm từ nuôi chim bồ câu nhốt của gia đình từ 150 - 160 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 110 - 120 triệu đồng.
 
Được biết, ngoài nuôi chim bồ câu  nhốt chuồng, gia đình chị Nhình còn phát triển nuôi ngan và gà thả vườn. Thu nhập từ nuôi gan và gà thả vườn, mỗi năm cũng mang về cho gia đình từ 80 đến 90 triệu đồng.
 
Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng kết hợp với nuôi ngan và gà thả vườn của gia đình chị được Hà Giang chọn làm điểm tham quan học tập cho nông dân trong và ngoài tỉnh.
 
 Số điện thoại liên lạc của chị Nguyễn Thị Nhình: 0913244226    
Theo Hội Nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 403

Máy chủ tìm kiếm : 143

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 67028

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1125329

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71352644