00:33 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi chim trĩ cho lãi cao

Chủ nhật - 13/03/2016 23:27
So với các vật nuôi khác, chim trĩ được xem là vật nuôi cho thu nhập cao. Bên cạnh việc dễ nuôi, có thể nhân rộng phát triển đàn, đầu ra của chim trĩ gần như luôn hút hàng.

Chị Nguyễn Thị Huyền (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk) là người tiên phong và thành công với mô hình nuôi chim trĩ.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, không đất sản xuất, nhưng với quyết tâm vượt qua khó khăn, chị Huyền đã thuê 1ha đất rẫy với giá 12 triệu đồng/năm để lập nghiệp. Ban đầu chị nuôi thử nghiệm 200 con chim trĩ đỏ khoang cổ. Sau 9 tháng nuôi, đàn chim sinh trưởng và phát triển nhanh. Từ đó chị chọn 100 con chim mái để đẻ trứng, số còn lại đem bán để thu hồi vốn.

Sau đó, chị Huyền thành lập trang trại nuôi với khoảng 12.000 con chim trĩ đỏ khoang cổ và 2.000 con chim trĩ xanh. Trong đó, có 500 con chim nuôi sinh sản để cung ứng con giống ra thị trường. Chim trĩ được bán cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Với giá bán trung bình 180.000 đồng/kg, chị Huyền lãi từ 500 - 700 triệu đồng/năm.

Chị Huyền cho rằng: “Chim trĩ dễ nuôi, có sức đề kháng tốt. Loài chim này thường bay xa nên phải làm chuồng và rào lưới kín. Về thức ăn, có thể sử dụng bắp, lúa, cám, gạo phối trộn theo từng giai đoạn nuôi chim trĩ để giảm chi phí đầu tư”.

Nhiều bà con trong vùng đã tìm đến chị Huyền để học hỏi bí quyết nuôi chim trĩ. Cùng với đó là thành lập “nhóm hộ chăn nuôi chim trĩ”.

Ở tỉnh Bạc Liêu, một số hộ ở huyện Phước Long, TP. Bạc Liêu… cũng nuôi chim trĩ. Tuy nhiên, chủ yếu là để làm cảnh chứ chưa xây dựng trang trại chăn nuôi cung cấp thịt, trứng thương phẩm. Do vậy, mô hình nuôi chim trĩ cần được ngành quản lý và các địa phương nghiên cứu. Bởi, diện tích đất sử dụng nuôi chim trĩ không lớn, nguồn thức ăn có sẵn, nhưng lợi nhuận thu được khá cao.

Nguồn: báo Bạc Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 331


Hôm nayHôm nay : 26181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64765666