02:58 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi dê, thế mạnh của Quỳ Hợp

Thứ hai - 29/09/2014 21:22
Nuôi dê cỏ không khó, công chăn thả một người có thể theo dõi đến 100 con.
 
Nuôi dê, thế mạnh của Quỳ Hợp
Trạm trưởng KN Qùy Hợp kiểm tra mô hình tại hộ Phạm Thị Hằng ở xã Thọ Hợp


Trong 2 năm 2012, 2013, Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An đã tiến hành đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi giống dê lai Bách Thảo tại huyện miền núi Qùy Hợp với số lượng 80 con. Trong đó 78 dê cái (20 kg/con) và 2 dê đực (30 kg/con) được cấp cho 15 hộ ở 2 xã Châu Thái và Châu Lý.

Đến nay đàn dê giống sinh sản tốt, tuy nhiên vì là giống lai nên sản phẩm thịt dê chưa được thị trường ưa chuộng.

Ông Phan Thanh Tâm, Trạm trưởng Trạm KN huyện Quỳ Hợp phân tích: "Nói về chất lượng thịt dê thì từ trước tới nay ai cũng thích giống dê cỏ của địa phương. Nó cũng giống như thịt gà đồi, lợn nít, bò cỏ địa phương, khách hàng ở đâu cũng ưa chuộng.

Thế nên khi Trạm KN khởi xướng việc xây dựng mô hình nuôi dê cỏ địa phương để nhân rộng thành vùng hàng hóa tập trung là lãnh đạo huyện đã ưu tiên cấp kinh phí".

Đến xóm Liên Tân xã Thọ Hợp, chị Hồ Thị Lân hớn hở: "Đầu tháng 4 vừa rồi nhà em được Trạm KN mua về cho 7 con dê cái, bình quân mỗi con nặng 15 kg, giống này do Trạm mua của dân trong bản. Ngoài việc chăm sóc đàn dê theo sự hướng dẫn của cán bộ, tôi còn được huyện cấp 100 kg ngô hạt làm thức ăn cho dê. Bởi vậy đến nay đàn dê đã tăng trọng hơn 20 kg/con".

Cách nhà chị Lân không xa, khi chúng tôi đến nhà chị Phạm Thị Hằng thì thấy cả đàn dê núc ních béo tròn đang được chủ nhà chăm sóc cho ăn uống.

Chị Hằng cho hay: "Nhà tôi từ trước tới nay vẫn duy trì nghề phát triển chăn nuôi dê, quá trình chăm sóc thì cứ theo tập quán truyền thống cũ. Nghĩa là buổi sáng thả dê vào rừng rồi buổi chiều lùa cả đàn về trại. Cũng bởi vậy mà đàn dê tăng trọng rất chậm. Mặt khác đàn dê thường hay mắc phải các loại bệnh tật.

Cho tới khi Trạm KN mở cuộc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và đầu tư cho gia đình tôi một mô hình nuôi 8 con dê thì tôi mới hiểu vì sao dê tăng trọng chậm. Và muốn đẩy lùi bệnh tật cho dê thì trước hết khâu chuồng trại phải được thoáng mát.

Sàn dê ở phải làm cao ráo, cách mặt đất từ 60 cm đến 1m và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Trước chuồng trại phải có sân đủ rộng để cho dê chạy nhảy và ăn uống.

Về chăm sóc gia đình đã thực hiện đúng kỹ thuật, nghĩa là buổi sáng sớm do cây cỏ, lá rừng còn ướt đẫm sương đêm, cho nên không chăn thả dê vào lúc này. Bởi vì khi dê ăn phải cây cỏ, lá rừng ướt là hay sinh chứng chướng hơi, đầy bụng và loét miệng.

Lúc này khi sân chơi đã khô ráo thì cho đàn dê ra khỏi chuồng để cho chúng ăn thức ăn xanh được hái lượm từ chiều hôm trước.

"Nuôi dê cỏ không khó, công chăn thả một người có thể theo dõi đến 100 con. Thị trường đầu ra của thịt dê thì chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Vì vậy trong điều kiện ở miền núi như Qùy Hợp có cỏ xanh, lá rừng đầy đủ, thì việc phát triển đàn dê thành vùng hàng hóa tập trung là con đường ngắn để cho nông dân bứt phá đi lên, có của ăn của để", ông Phan Thanh Tâm khẳng định.

Ngoài thức ăn xanh ta còn phải cho dê ăn thêm ngô hạt và uống nước sạch có pha một ít muối. Buổi chiều, nếu trời không mưa gió thì dê mới được lùa đi vào rừng. Lúc này người chăn dê phải đi hái cây cỏ lá rừng để cho dê ăn vào sáng sớm hôm sau".

Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, cán bộ Ban Nông nghiệp xã Thọ Hợp chia sẻ: "Xã em đợt này được Trạm KN ưu tiên đầu tư cho 4 mô hình, số dê được cấp cho 4 hộ là 30 con, và mỗi mô hình còn được cấp 100 kg ngô hạt.

Kể từ tháng 4/2014 tới nay Trạm thường xuyên cử cán bộ đến các mô hình để theo dõi và hướng dẫn dân phải chăm sóc dê đúng theo kỹ thuật. Bởi vậy đến nay tất cả đàn dê của 4 mô hình đều tăng trọng rất nhanh, và không có con nào bị bệnh tật.

Và do áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi nên đến nay Thọ Hợp đã có 20 hộ nuôi đến trên 1.000 con dê, trọng lượng từ 20 - 40 kg/con đều khỏe mạnh".

Bàn về giá cả thị trường, ông Phan Thanh Tâm, Trạm trưởng Trạm KN Qùy Hợp bảo: "Từ trước tới nay nói về thịt dê cỏ thì ai cũng rất ưa chuộng, vì nó là loại thịt sạch, có hàm lượng chất bổ dưỡng cao.

Cũng bởi vậy mà ở Qùy Hợp ngày nào cũng có tư thương dến tận từng nhà nuôi dê để hỏi mua với giá 140.000 đồng/kg hơi dê cái và 160 ngìn đồng/kg dê đực. Nuôi dê một năm đạt 40 kg/con, giá bán bình quân 150.000 đồng/kg, như vậy một con dê đã cho thu nhập 6 triệu đồng".

Nguồn: nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 266


Hôm nayHôm nay : 32549

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 930797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61252754