14:30 EDT Thứ sáu, 05/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi le le tại Bạc Liêu, mỗi năm lãi gần 1 tỷ đồng

Thứ ba - 23/01/2018 21:49
Từ 3 con le le hoang dã (một loài chim hoang dã), sau 12 năm gây nuôi, ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), ngụ ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, đã thu lãi gần một tỷ đồng mỗi năm từ việc bán le le giống và thương phẩm.
Nuôi le le tại Bạc Liêu, mỗi năm lãi gần 1 tỷ đồng

Nuôi le le tại Bạc Liêu, mỗi năm lãi gần 1 tỷ đồng

Ông Mười Thái cho biết, vào năm 2005, trong lúc người cháu của ông đi làm đồng tình cờ bắt được 3 con le le mang về nhà. Khi nhìn thấy con le le, ông Thái đã thích ngay, liền mua lại với giá 180.000 đồng về nuôi chơi.

Sau hơn 1 năm thả nuôi, các con le le đã đẻ được 65 trứng, ông đem những quả trứng này vào ổ cho gà ấp và nở được 60 con. Từ lứa le le này, ông Mười Thái tiếp tục gây nuôi và cho nhân rộng đàn le le sau mỗi năm.

Thấy le le dễ nuôi, đẻ liên tục, ích tốn công chăm sóc, chi phí lại rất thấp. Đặc biệt, giống le le hoang dã rất khỏe mạnh, không bệnh, không dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi. Từ đó, ông Mười Thái dành nhiều thời gian tìm hiểu nhu cầu nuôi le le giống, le le thương phẩm trên thị trường.

Qua tìm hiểu, thấy thị trường đầu ra le le có nhiều khả quan, nhất là người tiêu dùng rất ưa chuộng món ăn khoái khẩu này. Đến năm 2008, một số nhà hàng, quán ăn tại Thành phố Hồ Chí Minh biết được sản phẩm le le của Mười Thái, và từ đây các đơn đặt hàng ngày một nhiều, nhưng trong khi nguồn hàng của ông Thái có giới hạn. Như một cơ hội đến với ông, sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, ông Lê Hồng Thái quyết định “đổi đời” bằng cách chuyển 2 ha trồng lúa sang nuôi le le.

Quyết định táo bạo này, nhiều người cho rằng ông Thái “hoang tưởng”, họ bán tính bán nghi với mô hình nuôi lạ đời này. Trong khi đó, ông Thái rất hào hứng, ngày đêm tất bật công việc, quy hoạch, đầu tư, cải tạo toàn bộ diện tích trồng lúa thành ao hồ mặt nước, và xây dựng hàng chục chuồng nuôi le le lớn nhỏ. Việc sản xuất, kinh doanh le le giống, thương phẩm rất thuận lợi, mang về doanh thu ổn định. Mô hình ngày một ăn nên làm ra, đến năm 2013 ông Lê Hồng Thái xin chính quyền địa phương cho thành lập trang trại le le Hồng Thái, hiện trang trại của ông có khoảng 800 con le le bố mẹ và cùng hàng nghìn le le thương phẩm.

Ông Mười Thái cho biết, thức ăn của le le chủ yếu là lúa nên thịt le le rất ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng, vì thế le le thương phẩm bán rất chạy trên thị trường. Khoảng 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm ông bán ra thị trường khoảng 2.000 con, được các nhà hàng, quán ăn mua lại với giá rất cao.

Nuôi le le thương phẩm khoảng 4 tháng tuổi xuất bán, đạt trọng lượng từ 400 – 450 gam/con, có giá từ 450 – 550 ngàn đồng/con; riêng le le bố mẹ có giá khoảng 1,2 triệu đồng/1 cặp. Một con le le mỗi năm đẻ từ 5 – 7 đợt (mỗi đợt từ 7 – 12 trứng). Từ mô hình nuôi le le thương phẩm, bán giống, ông Thái cho thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.

Ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phước Long cho biết, mô hình nuôi le le của ông Mười Thái đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho nguồn thu nhập khá, ổn định. Theo ông Hiền, điều mà chính quyền địa phương, người nuôi tâm đắc ở mô hình này, vốn đầu tư ít, dễ thực hiện, cả người nghèo, hộ ít đất, không am hiểu kỹ thuật vẫn nuôi được. Đặc biệt, đây là con nuôi ít bệnh, không ảnh hưởng đến môi trường, đầu ra ổn định, giá thành cao, lợi nhuận khá.

Theo ngành chức năng huyện Phước Long, le le là một trong những con nuôi phù hợp với thổ những, đồng ruộng ở địa phương này, nhất là địa phương nằm trong vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vùng nước lợ, trồng lúa rất thích hợp cho le le sinh sản, phát triển. Từ ưu thế và hiệu quả kinh tế trên, địa phương đang khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi le le thương phẩm trong dân. Đến nay, đã có khoảng 30 hộ áp dụng mô hình nuôi le le của ông Mười Thái, với tổng đàn hơn 3.000 con, tất cả đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công khả quan.

Nguồn: http://baohaugiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 58557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 280532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64266476