22:59 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lợn đen lãi gấp 5 lần lợn thường

Thứ bảy - 18/10/2014 11:23
Ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có mô hình trang trại nuôi lợn đen của vợ chồng ông bà Lô Văn Phải và Thân Thị Thu (người dân tộc Thái), với ước tính mỗi năm lãi gần 100 triệu đồng.
Nuôi lợn đen (ảnh minh họa). Nguồn: MARD.

 

Đàn lợn đen lai của gia đình ông bà lúc nào cũng có từ 30 - 50 con. Cứ đều đặn vào các dịp lễ tết, ông bà lại xuất chuồng từ 10-25 con.

Theo bà Thu, khách hàng có nhu cầu đã đánh xe đến tận trang trại để chọn mua, với giá 130.000 đồng/kg lợn hơi. “Bán được nhất là vào rằm tháng Giêng, rằm tháng 7, mỗi dịp bán tới 15-20 con.

Vào dịp 2.9 hay lễ tết là họ đánh xe đến tận nơi mua về xuôi làm quà, thích con nào bắt con đó. Có con được 3 - 4 triệu đồng, có con 6 triệu đồng, gấp 5 lần so với một con lợn trắng thường” - bà Thu cho hay.

Ông Phải kể: "Vợ chồng ông bắt tay vào gây dựng trang trại từ năm 1998. Lúc đầu ông làm mô hình vườn ao chuồng, đào ao thả cá, nuôi trâu bò, trồng cây phủ xanh đất trống trên khu đất rộng chừng 6ha. Nhưng làm cật lực mà kết quả những năm ấy chẳng mấy khả quan. Năm 2010, nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng về thịt lợn đen, lợn rừng ngày càng tăng, vợ chồng ông quyết định chuyển hướng, lặn lội ra tận Thanh Hóa tìm mua giống lợn rừng".

Nói về khó khăn thủa ban đầu, ông Phải cho biết: "Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lứa lợn con đầu tiên, con thì chết rét, chết vì say sắn, con thì còi cọc, chậm lớn. “Của đau con xót”, lắm lúc, vợ chồng ông Phải cảm thấy mệt mỏi, muốn buông xuôi, nhưng rồi lại tự động viên nhau cứ kiên trì làm, rồi sẽ có ngày… hái quả ngọt. Vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm, mở rộng đàn, ông bà nhận thấy rằng, nuôi lợn rừng ở đây không phù hợp, đẻ không năng suất, ăn không đủ chất là lợn chậm lớn, chết dần. Nuôi cả năm lợn mới được 1 yến".

 “Tôi đã nuôi 3 con lợn đen cái giống địa phương cùng với con lợn rừng đực thì nái đẻ 9 - 10 con mà lợn con không kén ăn, khi tách sữa vẫn dễ nuôi. Từ đó tôi đã quyết định lấy lợn đen của địa phương lai với lợn rừng”, ông Phải chia sẻ cơ hội thành công.

Theo mô hình chăn nuôi của ông Phải, dân bản Lũng cũng học tập nuôi lợn đen và lợn rừng. Họ được ông Phải hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm nuôi rất tận tình. Nhiều hộ trong bản giờ cũng gây nuôi được đàn lợn đen, lợn rừng lai lợn đen khá lớn.

Theo ông Nguyễn Trọng Tân - Chủ tịch UBND xã Tam Thái, thì không chỉ ở bản Lũng mà toàn xã Tam Thái đã có 10 mô hình kinh tế trang trại. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình để góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình ở Tam Thái” - ông Tân khẳng định.

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 421

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 415


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1098803

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71326118