15:00 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lợn rừng thu lãi trăm triệu/năm

Thứ tư - 20/07/2016 21:57
Từ một đôi lợn rừng mua được của dân bản ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An với giá 50 triệu đồng. Nhờ được chăm sóc đúng cách, sau 5 năm, đàn lợn rừng của gia đình ông Trần Đình Văn (xóm Điện Lực, Kỳ Sơn, Tân Kỳ) đã tăng lên tới trên 200 con; cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ năm.

Với lợi thế đất đồi rừng rộng lớn, thức ăn tự nhiên, phù hợp chăn thả, gia đình ông Văn đã đầu tư nuôi lợn rừng. Sau khi lựa chọn được cặp lợn rừng có gen gốc thuần chủng để nhân giống, ông Văn nuôi theo kiểu bán thả rông để phù hợp với tập tính chạy nhảy, kiếm ăn gần giống như sống ở ngoài tự nhiên của chúng.

Nhờ chọn được giống lợn rừng thuần chủng thịt ngon, chắc nên ông Văn đã đầu tư chăn nuôi loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao này

Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là rau, củ, quả trong tự nhiên và gia đình ông tự trồng được và tận dụng các loại cám, gạo, ngũ cốc, bã đậu... Ngoài ra, ông còn học hỏi được bí quyết riêng, bổ sung dinh dưỡng cho đàn lợn. Ông Văn cho biết: Lợn rừng được chăn thả nên để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy lợn rừng tăng trọng, phương pháp của tôi là chế biến biến hỗn hợp thức ăn tự nhiên giàu khoáng, đạm từ muối ăn, sắt sun phát, đồng sun, diêm sinh, vôi tôi, đất sét...

Đàn lợn rừng của gia đình ông Văn tự nhân giống, sau 5 năm đã tăng lên đến 200 con

Lợn rừng thường sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa trung bình 7 - 8 con. Nhờ được chăm sóc đúng cách nên đàn lợn của gia đình ông phát triển tốt.Trọng lượng bình quân lúc trưởng thành mỗi con từ 80 - 100kg. Được chăm sóc với quy trình hoàn toàn tự nhiên nên chất lượng thịt lợn rừng của trang trại gia đình ông Văn rất ngon; được khách hàng các huyện, thành phố Vinh và Hà Nội tìm đến mua.

Mỗi năm, gia đình ông xuất bán trên 1,5 tấn lợn thương phẩm, với giá 150 nghìn/kg và trên 30 con lợn giống (mỗi con có giá 2 triệu đồng); thu lãi trên 200 triệu đồng.

Lợn rừng được nuôi thả, chăm sóc tốt nên thịt thơm, ngon. Ông Văn xuất bán lợn thương phẩm và lợn giống, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng

Ngoài nuôi lợn rừng, trên diện tích trang trại trên 3ha, ông Văn còn đào ao thả cá và nuôi ếch sinh sản. Ông còn có 5 ha rừng nguyên liệu, được trồng tận dụng trồng xen sắn, cỏ để làm thức ăn cho các loài vật nuôi. Hiện nay, ông còn nuôi chục con dê leo đồi, hàng trăm con gà, vịt, ngan, ngỗng, chim.

Mỗi năm ông xuất bán 1 lứa cá và ếch với khoảng 2 tấn, thu lãi gần 100 triệu đồng. Ông bán dê thương phẩm, mỗi năm một lứa, thu về gần 50 triệu đồng. Ngoài ra, thu nhập từ bán gà, vịt, ngan mỗi năm khoảng 20 triệu. Ông còn trồng 5 ha keo nguyên liệu, đã có tuổi đời trên 5 năm; xuất bán lứa đầu tiên thu được trên 300 triệu đồng. Tính chung, mỗi năm gia đình ông Văn thu lãi gần 500 triệu đồng từ trang trại tổng hợp VACR.

Ông Văn còn đầu tư nuôi đà điểu, loài vật có giá trị kinh tế cao.

Cách đây 2 tháng, ông Văn còn nhập nuôi 10 con đà điểu giống có giá 3 triệu đồng/con từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội). Các sản phẩm từ đà điểu như: thịt, trứng, da đến bộ phận nội tạng đều có giá trị kinh tế cao. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, thức ăn tự nhiên dồi dào nên đàn đà điểu của gia đình ông phát triển rất nhanh; mỗi con nặng tới 20kg. Ông Văn đang tiếp tục tăng đàn, dự kiến sẽ xuất bán dịp cuối năm; mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập lớn.

Chia sẻ về bí quyết phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp hiệu quả, ông Văn cho biết: Cần chú trọng chọn giống vật nuôi tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, giảm chi chi phí đầu tư. Đồng thời, luôn chịu khó học hỏi để nắm rõ kỹ thuật chăm sóc từng loài vật nuôi và chọn giống vật nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng để thành công".

Thời gian tới, ông Văn sẽ mở rộng khu vực nuôi lợn rừng lên 5ha và tiếp tục nhân đàn, cung cấp giống cho người dân địa phương; phát triển đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao này.

Phương Hảo

Nguồn: Báo Nghệ An


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 62


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 18847

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73065818