01:51 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn bể bạt tại Cần Thơ

Thứ bảy - 16/05/2015 05:25
Trước kia, ông Trần Ngọc Thành, ấp Thạch Phước, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, chủ yếu sống bằng canh tác lúa. Nhưng do giá lúa luôn bấp bênh và thường xuyên bị địch hại tấn công, giá vật tư đắt đỏ, lợi nhuận thấp nên ông quyết định chuyển sang nuôi lươn.
 

Nuôi lươn bể bạt cho hiệu quả cao - Ảnh: Ngọc Trinh

Năm 2010, bắt đầu nuôi lươn, ông nuôi trong bể có đáy bùn, mới bắt đầu nuôi do không biết cách thuần giống, lươn dễ bị bệnh, chết nhiều, tỷ lệ sống chưa được 50%. Lươn chết, thường vùi mình dưới đáy bùn đất, phải tìm và móc lươn vứt đi. Có những lúc lươn chết làm ô nhiễm bùn đáy ông lại phải mất nhiều công sức vét bỏ lớp bùn đáy và tìm và thay bằng lớp bùn đáy khác. Khi lươn trưởng thành, thu hoạch cũng gặp không ít khó khăn. Qua tìm hiểu ông nhận thấy: Khó khăn lớn nhất, quyết định đến tỷ lệ sống là chất lượng nguồn giống, do giống lươn chủ yếu là giống tự nhiên. Để khắc phục, ông Thành chỉ chọn mua lươn giống của người đặt chúm uy tín, con giống đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tự nhiên. Giống mua về phải tắm bằng nước muối 1 - 2 %, trong 3 - 5 phút. Thay bằng nuôi lươn đáy bùn, ông đã nuôi lươn trong bể lót bạt với mật độ 50 con/m2. Bạt nuôi phải thiết kế có mương rãnh để dễ dàng quan sát hoạt động của lươn. Cho ăn 1 - 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều mát), thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp (thức ăn của cá da trơn), ốc bươu vàng, cá tạp, khẩu phần ăn tùy thuộc vào sức ăn của lươn mà điều chỉnh sao cho phù hợp. Thức ăn cho vào sàn ăn và đặt ở vị trí cố định. Định kỳ hàng tuần trộn Vitamin C, men tiêu hóa, premix khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng và khả năng tiêu hóa cho lươn. Định kỳ 1 - 3 ngày, ông tiến hành thay nước một lần, tùy vào độ đục của nước. Thường xuyên tắm lươn bằng nước muối hoặc hóa chất xử lý nước để phòng bệnh lươn. Trong quá trình nuôi, ông chú ý phân cỡ lươn theo từng giai đoạn phát triển của chúng.

Sau 6 - 7 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng 180 - 220 g/con, ông Thành tiến hành thu hoạch. Khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, hiệu quả nuôi đã cải thiện rõ rệt. Với diện tích nuôi 30 m2, lợi nhuận thu được 15 triệu/vụ, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Trong khi nuôi rất dễ dàng chăm sóc, quan sát và xử lý các biện pháp phòng, trị bệnh. Thu hoạch cũng được thực hiện rất rất dễ dàng, đơn giản.

Từ năm 2012, ông đầu tư, mở rộng thêm 50 m2 vào nuôi lươn trong bể bạt với tổng số vốn đầu tư là 53 triệu đồng. Sau 6,5 - 7 tháng, ông tiến hành thu hoạch, tổng thu được 101 triệu đồng, lãi được gần 48 triệu đồng/vụ.

Nguyễn Nhung 
Nguồn: thuỷ sản việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 384


Hôm nayHôm nay : 25201

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70728449