06:22 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm bài bản, thầy giáo ở Phú Yên trúng lớn

Thứ tư - 29/08/2018 09:29
10 năm nuôi tôm thẻ, thầy giáo Nguyễn Phạm Nhật Toàn (40 tuổi, giáo viên môn hóa Trường THPT Trần Phú, huyện Tuy An, Phú Yên) hiện là một triệu phú ở địa phương.

Con giống và nguồn nước

Bên hồ tôm vừa thả vụ mới, Toàn cho hay: “Từ nhỏ, tôi đã theo cha nuôi tôm nên “nhiễm” nghề này. Thế nhưng dù có đi học hay khi đi dạy, tôi vẫn để ý học hỏi về nuôi tôm. Ở vùng quê này, vợ chồng cùng đi dạy là thu nhập tương đối ổn định, nhưng tính tôi không muốn mãi gò bó với đồng lương, nhất là khi con cái ngày càng học lên, chi dùng cuộc sống càng tăng thêm. Với kiến thức có được, tôi thấy có cơ hội làm giàu bằng nghề nuôi tôm…”.

 nuoi tom bai ban, thay giao o phu yen trung lon hinh anh 1

Gom góp vốn nhà và vay mượn thêm, Toàn đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua 2.500m2 đất ven sông Bình Bá, tại thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, Tuy An. Đầu tư ban đầu quá tốn kém nhưng anh vẫn quyết tâm tìm mua các loại máy chuyên dùng để sục khí oxy, theo dõi “nhất cử, nhất động” môi trường nước, kiểm tra sức khỏe tôm… Bởi theo Toàn, nguồn giống tốt và quản lý chặt chẽ dịch bệnh là điều quyết định trong nghề “đánh bạc với nước”.

Về nguồn tôm giống, anh Toàn cho biết mình phải vào tận Bình Thuận để lựa chọn mua ở Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung.

“Chi phí tôm giống của tôi luôn đắt gấp 4-5 lần so với mua giống trôi nổi tại chỗ. Thế nhưng tôi chấp nhận, bởi nguồn giống uy tín, sạch bệnh là một trong nhưng điều tiên quyết để có đảm bảo năng suất vụ nuôi. Rất mừng là ngay vụ tôm đầu tiên đã đem lại lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Thế là gia đình tôi có vốn để trả nợ và tiếp tục tái đầu tư. Những năm 2010-2011, tôi mở rộng diện tích nuôi lên 20.000m2 và đạt doanh thu xấp xỉ 3 tỷ đồng/vụ” - Toàn nói.

 nuoi tom bai ban, thay giao o phu yen trung lon hinh anh 2

Thầy giáo - triệu phú nuôi tôm Nguyễn Phạm Nhật Toàn tại hồ nuôi bên sông Bình Bá, huyện Tuy An, Phú Yên.  Ảnh: Hùng Phiên

Từ thành công của cá nhân, anh Toàn còn chia sẻ bí quyết nuôi tôm cho nhiều người dân khác. “Bí quyết quan trọng nhất là phải chọn được vùng nuôi tốt, môi trường sạch bệnh và có con giống tốt. Hiện nay, tôi vẫn tin tưởng và chia sẻ cho bà con địa chỉ mua con giống uy tín là Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung ở Bình Thuận” - anh Toàn chia sẻ.

Theo đuổi công nghệ mới

Giai đoạn 2013-2014, các hồ tôm của Toàn liên tiếp “thoái trào”. Toàn cho biết: “Tôi bị lỗ khoảng 2 tỷ đồng trong giai đoạn này. Một phần vì thời tiết thất thường, con tôm liên tiếp bị chết do quá nhiều dịch bệnh. Một phần khác, do nuôi hồ đất nên không thể kiểm soát được toàn bộ tạp dịch trong môi trường nước. Thế là tôi phải chuyển sang đầu tư hồ phủ bạt và nhiều máy móc công nghệ mới. Nuôi tôm mà thiếu cập nhật công nghệ thì… thôi đi làm chuyện khác! Vùng nuôi tôm nào cũng chỉ “dễ ăn” vài vụ đầu tiên mà thôi”.  

Nhận thấy vùng nuôi tôm Bình Bá đã bị ô nhiễm khá nặng, Toàn tập trung tìm nguồn nước sạch cho hồ tôm. Anh cho nhân công tổ chức khoan giếng ngầm ngay giữa lòng sông để lấy nguồn nước nuôi tôm.

Bên cạnh đó, anh chú trọng nghiên cứu thiết kế lại hồ nuôi, tạo vùng trũng xoáy giữa lòng hồ phủ bạt. Việc này nhằm giúp lắng đọng các loại tạp chất trong hồ, nhân công có thể dễ dàng hút dọn để nước trong hồ luôn thoáng, sạch. Toàn cũng là một trong những hộ nuôi đầu tiên ở đây góp số tiền lớn để kéo điện ra khu vực hồ nuôi tôm Bình Thạnh. Riêng chi phí tiền điện cho hồ tôm của Toàn hiện 20 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Hồng Thắng (cùng nuôi tôm ở Binh Thạnh) nhận xét: “Thầy Toàn làm ăn rất bài bản và luôn hòa đồng lợi ích với an hem nuôi tôm ở đây. Nhiều kiến thức có được, thầy luôn sẵn sàng chia sẻ nên ai cũng nể trọng thầy. Kể cả hệ thống thu mua tôm cũng không dễ “bắt ép” anh em nuôi tôm, bởi thầy Toàn luôn nắm bắt thị trường rất kỹ”.     

Chủ tịch Hội Nông dân xã An Ninh Tây - bà Vũ Thị Bích Hà nhìn nhận: “Anh Toàn đam mê nghề nuôi tôm nhưng không đầu tư kiểu “bất chấp”. Anh luôn học hỏi, đầu tư rất kỹ từng khâu nuôi. Từ cách làm của anh Toàn, hầu hết các hồ nuôi tôm thẻ ở Bình Bá đều đầu tư phủ bạt và các máy móc khá hiện đại. Cách làm chắc chắn và biết chia sẻ của anh đã giúp cho vùng tôm Bình Thạnh phát triển khá bình ổn trong nhiều năm qua”.

Theo Hùng Phiên/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 38967

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 989996

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72672705