Bưởi Soi Hà, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) từ lâu đã trở nên nổi tiếng, luôn làm nức lòng người khi có dịp được thưởng thức. Quả to, vỏ mỏng, màu vàng láng mịn trông rất bắt mắt. Khi ăn múi bưởi khô dóc, tôm to, có vị ngọt thanh mát, hương thơm dịu. Vì vậy, bưởi Soi Hà được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt. Công ty thực phẩm sạch Clevetfood Hà Nội đã ký là đơn vị độc quyền bao tiêu sản phẩm.
Bố con anh Bế Văn Sơn, xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn trồng 15o cây bưởi đường Soi Hà mà mỗi năm bình quân cho thu nhập từ 300-400 triệu đồng.
Soi Hà là vùng đất đồi nằm ven sông Gâm, có tầng đất phù sa dầy, độ dốc vừa phải, khô ráo và thoáng mát, phù hợp với trồng cây ăn quả, trong đó đặc biệt là cây bưởi. Cây bưởi ở Soi Hà có cách đây 40 năm, từ 3 cây bưởi tổ (giống bưởi đường) được nhân giống phát triển ngày càng nhiều.
Gia đình chị có cây bưởi đường trên 20 năm tuổi nhưng năm nào cũng đeo cả trăm quả bưởi, quả nào quả nấy to, đẹp mã.
Vào mùa bưởi chín, khách thăm quan, thương lái "lạc" vào những vườn bưởi đường Soi Hà quả treo lủng lẳng như thế này thì chẳng muốn trở ra.
Niềm vui của người dân Soi Hà trong mùa thu hoạch bưởi.
Những năm gần đây, người dân Soi Hà áp dụng mô hình sản xuất bưởi an toàn theo quy trình VIETGAP, ngoài giống bưởi đường còn trồng thêm giống bưởi diễn, với tổng diện tích 78 ha, sản lượng hàng năm bán từ 30.000 đến 35.000 quả, đạt giá trị kinh tế từ 5 đến 6 tỷ đồng.
Sau khi thu hoạch bưởi, người dân Soi Hà tiếp tục phân loại mới bán ra thị trường.
97 hộ dân Soi Hà đều trồng bưởi và có vườn bưởi sạch đạt tiêu chuẩn VIETGAP, hàng năm thu lãi tiền bán bưởi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Đặt biệt nhà anh Phạm Đăng Khoa, Đặng Văn Di có cây bưởi cổ rêu phong phủ đầy dấu vết thời gian, tán rộng, cành to, lá xanh, quả xum xuê.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn