06:47 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ở nơi rừng rú vẫn làm giàu từ nuôi rắn hổ mang

Chủ nhật - 07/05/2017 20:16
Là người đầu tiên của tỉnh Điện Biên nuôi rắn hổ mang để kinh doanh, ông Phạm Văn Dũng, đội 13, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên (Điện Biên) đã có 7 năm làm giàu từ nuôi loài bò sát cực độc này. Đã có nhiều bà con nông dân trong, ngoài tỉnh tới nhà ông Dũng học hỏi, nghiên cứu nuôi theo.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình “có 1 không 2” của gia đình, ông Phạm Văn Dũng chia sẻ: “Do có người nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đã nuôi rắn hổ mang thành công và bán được giá, nên đầu năm 2010, tôi đã xin Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cấp giấy phép nuôi rắn.

 o noi rung ru van lam giau tu nuoi ran ho mang hinh anh 1

Ông Phạm Văn Dũng đang chăm sóc con rắn hổ mang. Dưới chân ông đứng là hệ thống chuồng ngầm-nơi nuôi hàng trăm con rắn độc.

Sau khi được cấp giấy phép, tôi đầu tư làm chuồng nuôi; mua 100 con rắn hổ mang bành sinh sản về để gây giống”. Ông Dũng học thêm cách nuôi rắn hổ mang từ những người quen, bạn bè và đọc trên sách, báo, tivi. Nhờ đó, sau 1 năm, đàn rắn hổ mang của gia đình sinh sản khá nhanh và xuất bán lứa đầu tiên. “Lứa đầu tôi bán được hơn 300 con rắn cho thương lái Trung Quốc, cân nặng từ 2 – 3kg/con, với giá 1 triệu đồng/kg. Trừ các chi phí, tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng”.

 

 

Nhận thấy lợi nhuận từ việc nuôi rắn hổ mang, ông Dũng đã đầu tư mở rộng chuồng và phát triển đàn rắn. Tới nay, chuồng nuôi của gia đình ông Dũng đã có 300 con rắn. Theo ông Dũng, nuôi rắn hổ mang khá tốn kém về thức ăn. Vì chúng chỉ ăn ếch, nhái nên ông phải thường xuyên đặt mua loại hàng này với số lượng lớn.

Để đảm bảo cho rắn sinh trưởng, phát triển tốt, ông Dũng thuê 3 công nhân thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ chuồng nuôi. Trong chuồng luôn được thắp điện và bật quạt đảm bảo khô ráo, thoáng mát để rắn không bị bệnh nấm. Hiện nay, ngoài việc bán rắn hổ mang, ông Dũng còn ngâm rượu rắn hổ mang để kinh doanh. Trung bình mỗi năm, trừ các chi phí, ông Dũng thu lãi hơn 250 triệu đồng.

Nhận thấy mô hình nuôi rắn hổ mang của gia đình ông Dũng phát triển tốt, cho lợi nhuận cao, nông dân nhiều nơi đã tới tham quan mô hình và học hỏi cách nuôi. Riêng chính quyền xã Thanh Luông cũng vận động bà con trong xã tới học tập cách làm để phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, trong xã Thanh Luông đã có thêm vài hộ bắt đầu nuôi rắn hổ mang với số lượng nhỏ.

Ông Quàng Văn Pâng, Chủ tịch UBND xã Thanh Luông, cho biết: “Gia đình ông Dũng là một trong những hộ nông dân tiêu biểu của xã làm kinh tế giỏi; từ việc nuôi rắn hổ mang, gia đình không chỉ làm giàu mà còn giải quyết việc làm cho một số người dân trong xã. Do vậy, chúng tôi khuyến khích nhiều bà con trong xã tới học hỏi mô hình và cho vay vốn để nuôi thử, giúp bà con xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình”.

Theo Phương Liên (Báo Điện Biên)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: điện biên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 294

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 293


Hôm nayHôm nay : 49744

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1187848

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71415163