16:16 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Ông già gàn” giữ màu xanh của rừng lim đại ngàn

Thứ sáu - 06/07/2018 23:23
Dân làng gọi ông là “ông gàn” vì gia đình nghèo đói, ăn không đủ no nhưng cả đời giữ khư khư cánh rừng lim xanh. Để đến hôm nay, cánh rừng đã trả ơn ông bằng những cây gỗ lim to đến 2 người ôm không xuể.
tr8t.jpg
Ông Thục trong khu rừng lim của gia đình.

Đấy là câu chuyện của ông Lê Huy Thục (70 tuổi), trú tại thôn Thanh Quang, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh (Thanh Hóa). Người mà dân làng đặt biệt hiệu vui “ông già gàn”.

Còn rừng là còn tất cả

Sinh ra và lớn lên tại vùng biển Quảng Xương (Thanh Hóa), năm 1963, ông Thục lên Thanh Tân (huyện Như Thanh) để phát triển  kinh tế mới. Đập vào mắt ông tại nơi này là khu rừng lim bạt ngàn, vô cùng giá trị.

Ông Thục kể: “Lúc tôi mới lên đây, xã Thanh Tân còn gọi là Rừng Lim, rừng ở đây rất nhiều, toàn các loại gỗ quý như đinh, lim, táu. Chính vì thế mà người dân ở đây đặt tên cho các bản làng theo tên của cây gỗ rừng như bản Rừng Lim, Bản Táu…”

Lúc bấy giờ, do người dân địa phương không hiểu được tầm quan trọng của những cây gỗ quý nên chặt hạ để làm nương, rẫy. Những thân gỗ to, khi đã khô, họ tấp thành đống để đốt.

Vì lẽ đó mà nhiều người dưới xuôi đã lên đây khai thác gỗ. Họ vào tận rừng sâu, tìm những cây gỗ to, xẻ thành từng hoành kéo lên ô tô chở về xuôi. Cũng từ đó, gỗ rừng bắt đầu cạn kiệt.

Ông Thục nhớ lại: “Khoảng 40 năm trước, ở đây rất nhiều gỗ quý. Nhưng người dân địa phương chặt hạ rất nhiều, họ thi nhau chặt để có đất trồng lúa, trồng ngô mà không quan tâm đến giá trị của nó. Do không bị cấm nên chẳng bao lâu, những cánh rừng già trở nên nghèo kiệt”.

Lúc này, chính quyền mới bắt đầu giao đất, giao rừng cho các hộ dân quản lý. Tuy nhiên, do đói nghèo nên chẳng mấy chốc cánh rừng xanh được quy đổi thành miếng cơm cho bà con nơi đây.

Trong khi nạn đói hoành hành thì miếng cơm trở thành gánh nặng của người dân. Tất cả những gì có giá trị, họ đều đem bán để đong gạo, thậm chí chính họ cũng tự biến mình thành lâm tặc để phá bỏ những cánh rừng xanh mà thiên nhiên ban tặng.

Thế nhưng, vẫn có người nhìn thấy tầm quan trọng của rừng, bằng mọi giá giữ bằng được, để rồi những cây lim con bắt đầu sinh trưởng và phát triển tốt. Đấy chính là người đàn ông “gàn” Lê Huy Thục.

Theo ông Thục: Khi mọi người chặt phá hết rừng để kiếm tiền đong gạo thì mỗi nhà tôi là giữ lại. Bao lần vợ con càu nhàu vì không có gạo ăn, mà cứ giữ khư khư cánh rừng lim không cho khai thác. Cũng chính vì lẽ đó mà mọi người gọi tôi là ông Thục “gàn”.

Cây lim đại thụ giữa rừng đại ngàn

“Lúc đấy tôi chỉ có một suy nghĩ là nếu mình khai thác đi thì không biết đến đời con mình cây lim đã to bằng bắp chân hay chưa. Dù mình nghèo đói, nhưng còn rừng là còn tất cả”, ông Thục kể.

Từ suy nghĩ đó, cánh rừng lim 6ha của ông vẫn được giữ nguyên, nó không chỉ là cánh rừng lim xanh còn sót lại ở thôn, ở xã mà còn là cánh rừng lim đặc, có nhiều cây to nhất huyện.

Cũng từ đó, hàng năm ông luôn nhận được giấy khen của các cấp chính quyền do có thành tích trong việc vận động, tham gia quản lý rừng. Đặc biệt, ông cũng là người duy nhất của địa phương được tham gia hội thảo về quản lý và bảo vệ rừng do các cấp, ngành tổ chức.

Nhận được bằng khen của các cấp chính quyền, ông nhận thấy vai trò, trách nhiệm to lớn của mình trong việc bảo vệ, phát triển rừng. Hàng ngày, ngoài việc trông nom cánh rừng lim của gia đình, ông còn đến từng hộ đang còn rừng nghèo kiệt, tuyên truyền vận động họ giữ lại.

Ông Vi Văn Hắng (72 tuổi), người cùng thôn, cho biết: “Ông Thục là người tiên phong gương mẫu trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài bảo vệ, ông còn tuyên truyền cho các hộ dân tìm biện pháp để cùng ông giữ lại rừng. Tuy nhiên, do nhận thức hạn chế nên những cánh rừng của chúng tôi trước đây đã bị chặt phá hết, giờ chỉ còn cây keo”.

Nhận thấy cánh rừng lim của nhà ông Thục có mật độ dày, cây to nên Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh đã xây dựng đề án bảo tồn gen giống lim xanh quý giá. Cũng từ đây, gia đình ông được hưởng thêm khoản phụ cấp  500.000 đồng/ha/năm.

Tuy đây không phải là số tiền lớn để giúp gia đình ông trang trải cuộc sống, nhưng đó cũng là món quà động viên, khích lệ ông vì đã có công giữ gìn và bảo vệ rừng.

Ông Lê Thanh Ngợi, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Như Thanh, cho biết: “Sau khi kiểm tra, chúng tôi thấy cánh rừng lim nhà ông Thục có mật độ dày hơn nên lập đề án bảo tồn nguồn gen, đồng thời xin kinh phí để hỗ trợ cho gia đình ông. Phải nói ông Thục là người có công lao lớn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trong những năm trước đây và bây giờ”.

Do cánh rừng lim nhà ông gần đường nên năm 2013, nhà ông mất 2 cây gỗ lim to, đường kính 50cm. Từ hôm đó, việc tuần tra, kiểm tra luôn được ông Thục chú trọng hàng đầu. Giờ đây, tuy tuổi cao, không làm được đồng ruộng, nhưng hàng ngày ông vẫn lên đồi thăm từng cây lim.

Nhìn những cây gỗ lim đang lớn dần theo thời gian, khuôn mặt của ông già “gàn” như trẻ lại. Trong lòng con cháu ông và hàng xóm, ông là cây lim đại thụ giữa rừng lim xanh thẳm.

 Xuân Sơn - Hà Khải/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 375

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 369


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 670980

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70898295