01:13 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phá cà phê, trồng thử 7ha bơ booth xen tiêu, tưởng "liều" mà cho tiền tỷ

Thứ hai - 07/08/2017 20:10
Ông Nguyễn Văn Quảng kể, năm 2012 khi định “về hưu” thì ông thấy cây bơ booth “lên ngôi” nên muốn trồng thử. Tuy nói là thử, nhưng ông bỏ luôn 4ha cà phê, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, mua giống booth 7 về trồng. Trong quá trình tìm hiểu kỹ thuật, ông Quảng phát hiện cây bơ có thể sống rất “hòa thuận” với cây tiêu nên quyết định thử tiếp. Lần này, ông phá thêm 3ha cà phê nữa để trồng bơ xen tiêu. Kết quả của việc thử nghiệm này đã mang về cho ông Quảng hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.

Theo lộ 14, qua khỏi thị trấn Đăk Mil (huyện Đăk Mil, Đăk Nông) chừng 6km sẽ thấy một căn biệt thự rất bề thế ở sát bên đường. Nếu chỉ ngang qua, ít ai nghĩ căn biệt thự với chiếc xe Mecerdes bóng lộn ấy là của một nông dân. Nhưng đó chỉ là bề nổi hết sức khiêm tốn của ông Nguyễn Văn Quảng (thôn Đức Hòa, xã Thuận An, huyện Đăk Mil) - một nông dân chính hiệu. Bởi chưa cần tính đến giá trị đất cũng như những tài sản khác, những món nội thất bằng gỗ bên trong căn biệt thự đã có giá trị gấp 3-4 lần so với vẻ bề ngoài của nó.

 pha ca phe, trong thu 7ha bo booth xen tieu, tuong 'lieu' ma cho tien ty hinh anh 1

Việc thử nghiệm trồng bơ xen tiêu đã mang về cho ông Quảng hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.  Ảnh:   D.H

Thấy tôi trầm trồ những món đồ gỗ đắt tiền, ông Quảng xua tay: “Mấy cái này nông dân ở đây thiếu gì”. Hỏi về chiếc xe, ông nói: “Anh mua chiếc Mẹc này hơn 60 ngàn đô cách đây hơn 8 năm, định để “về hưu” đi đây đó, nhưng giờ cứ để suốt trong kho, không có thời gian để đi”…Trong một lần gặp cách đây khá lâu, ông Quảng nói với tôi rằng sẽ “về hưu” khi con cái ổn định đâu vào đó. Nhưng lần này gặp lại, ông lại bảo: “Không làm không được, ngồi không buồn chán lắm chú à”. Còn tôi thì thấy, ông chẳng những không chịu về hưu mà còn bận rộn nhiều hơn trước...

Dựng cơ nghiệp từ tay trắng

30 năm trước, sau khi cưới vợ, ông Quảng được địa phương cấp cho một mảnh đất nhỏ ở thị trấn Đăk Mil. Bấy giờ, dù cả hai vợ chồng đều là công chức nhà nước nhưng cuộc sống kinh tế của gia đình ông Quảng bức bí vô cùng. Không cam cực khổ, ông bàn với vợ bỏ việc công về làm nông. “Nghe bàn vậy, bà ấy phản đối dữ lắm. Nhưng thấy anh quá quyết tâm nên bả cũng xuôi. Thời đó, đất rẫy giá rất mềm, bán chỗ đất ở thị trấn anh mua được gần 3ha rẫy, đầu tư trồng cà phê. Song do còn quá bỡ ngỡ nên những năm đầu cà phê của gia đình năng suất thấp lắm” - ông Quảng kể.

 pha ca phe, trong thu 7ha bo booth xen tieu, tuong 'lieu' ma cho tien ty hinh anh 2

Trong khi chưa thể giải được bài toán về năng suất, ông Quảng quyết định chọn phương án mở rộng diện tích để lấy số lượng bù năng suất. Tằn tiện chi tiêu, cứ sau mỗi vụ thu hoạch, ông lại trích ra một phần để mở mang diện tích canh tác. Nhưng càng mở rộng càng cực mà hiệu quả không mấy. Vợ ông thương chồng, bỏ luôn chân y tá huyện về phụ giúp nhưng trời vẫn chưa thương, nhiều năm cực nhọc nhưng cuộc sống của ông Quảng vẫn chẳng mấy khá hơn. Gặp lúc cà phê xuống giá, họ liền lâm vào cảnh khó khăn. Song nếu những gia đình khác chọn cách bán vườn, thay đổi sinh kế thì ông Quảng quyết giữ vườn cây bằng cách làm thêm nhiều nghề tay trái như buôn bán, chạy xe thuê… để kiếm chi phí đầu tư vào rẫy.

 pha ca phe, trong thu 7ha bo booth xen tieu, tuong 'lieu' ma cho tien ty hinh anh 3

Cùng với đó, ông bắt đầu mày mò giải bài toán về năng suất bằng cách ngày làm đêm về tìm sách vở học; đồng thời bỏ nhiều thời gian để thăm và học hỏi những mô hình trồng cà phê hiệu quả để tự nâng cao kiến thức chăm sóc cà phê cho mình. Khi đã nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, ông Quảng không mở rộng thêm diện tích nữa mà tập trung chuyên canh trên 8ha. Những năm sau đó, do được chăm sóc bài bản, vườn cà phê của ông Quảng cho năng suất rất cao và luôn ổn định ở mức 4-5 tấn/ha, thu về không dưới 1 tỷ đồng mỗi năm.

Với hơn 16ha canh tác, dự tính năm 2017 ông Quảng sẽ thu về hơn 5 tỷ đồng từ bơ, cà phê, tiêu và các loại nông sản khác. Không chỉ làm giàu cho riêng mình, hàng năm ông Quảng còn giúp đỡ nông dân địa phương bằng cách hướng dẫn kỹ thuật, bán trợ giá hàng chục ngàn cây giống… Ông còn trợ tài chính cho hàng chục gia đình trong thôn, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

“Về hưu” buồn lắm

5 năm trước, khi tôi gặp ông Quảng thì ông đã là một tỷ phú có tiếng ở Đức An. Hồi đó, ông bảo với tôi rằng sẽ “về hưu” sau khi đứa út ra trường. Đất đai, ruộng vườn sẽ chia lại cho con cái tự quản lý và phát triển tiếp. Thế nhưng, khi hay tin ông được bầu chọn là 1 trong 63 nông dân xuất sắc của cả nước năm nay, tôi gọi điện hỏi thăm, ông bảo, không muốn “về hưu” vì buồn lắm. Tay chân đã quen làm, giờ nghỉ ngơi thấy thừa thãi quá. Sau mấy lần “hẹn hò” ông mới có thời gian dành cho tôi. Tuy là một nông dân đã gần 60 tuổi nhưng ông Quảng lại hết sức bận rộn. Hỏi căn nguyên mới biết hóa ra ông tự làm khổ mình.

Ông kể, năm 2012 khi định “về hưu” thì ông thấy cây bơ booth “lên ngôi” nên muốn trồng thử. Tuy nói  là thử nhưng ông bỏ luôn 4ha cà phê, đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, mua giống booth 7 về trồng. Trong quá trình tìm hiểu kỹ thuật, ông Quảng phát hiện cây bơ có thể sống rất “hòa thuận” với cây tiêu nên quyết định thử tiếp. Lần này, ông phá thêm 3ha cà phê nữa để trồng bơ xen tiêu. Kết quả của việc thử nghiệm này đã mang về cho ông Quảng hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.

Thấy việc trồng bơ xen canh rất hiệu quả, ông Quảng mày mò học cách ghép bơ giống. Ban đầu việc ghép cây giống này chỉ nhằm giúp một số người dân quanh vùng. Nhưng sau đó, nhiều người biết tiếng đến hỏi mua, ông Quảng bất đắt dĩ trở thành người sản xuất giống. Và cũng bởi vì muốn giúp dân, bán giống với giá ưu đãi mà ông Quảng ngày càng bận rộn hơn với rất nhiều đơn hàng trong và ngoài tỉnh. Nhà sẵn chiếc xe tải nên hễ có ai alo, ông Quảng liền chất cây lên xe chở đến.

Ông bảo: “Việc nhà đã có người lo, anh đi vậy vừa giúp được người dân mà cũng để đi đây đi đó cho đỡ buồn”. Hỏi chừng nào mới chính thức “nghỉ hưu”, ông cười khanh khách trả lời: “Giờ con cái đã ổn, cuộc sống chẳng thiếu thốn gì nhưng công việc nó cứ kéo mình theo không làm sao nghỉ được. Thôi thì cứ làm đến khi nào không còn sức nữa thì nghỉ vậy!”
                                                                          Theo Duy Hậu/Dân Việt.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 34691

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 407518

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73454489