10:50 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy giá trị thương hiệu trái cây đặc sản

Thứ năm - 31/05/2018 03:07
Nhiều loại trái cây của Cần Thơ đã được người tiêu dùng biết tới nhưng chưa thật sự được định vị trên thị trường, ngay cả thị trường trong nước.
Trái cây là mặt hàng đặc trưng được người dân mua bán nhiều nhất tại Chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Trái cây là mặt hàng đặc trưng được người dân mua bán nhiều nhất tại Chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Thành phố Cần Thơ hiện có diện tích vườn cây ăn trái trên 17.100 ha, mỗi năm sản xuất khoảng 100.000 tấn trái cây. Nhiều loại trái cây của Cần Thơ đã được người tiêu dùng biết tới như xoài cát Sông Hậu, dâu Hạ Châu Phong Điền, vú sữa Thới An…Tuy nhiên, dù đã tạo được thương hiệu nhưng trái cây của Cần Thơ vẫn chưa thật sự được định vị trên thị trường, ngay cả thị trường trong nước. 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè thừa nhận, hiện nay việc nhận diện thương hiệu các sản phẩm cây ăn trái của Cần Thơ chưa thật sự nổi tiếng, vẫn chưa lan tỏa rộng khắp trong phạm vi trong nước và quốc tế, dù các loại trái cây này đã có nhãn hiệu từ lâu. 

Để có thể giúp trái cây của Cần Thơ định vị được trên thị trường, Cần Thơ đang tập trung phát triển những vùng cây ăn trái đã có thương hiệu này với quy mô lớn hơn. Đồng thời, gắn kết với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu để đưa các loại trái cây chất lượng của Cần Thơ ra thị trường thế giới. 

Ông Hè cho biết, Sở cũng đang phối hợp với UBND huyện Phong Điền vận động nông dân liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển các vườn cây ăn trái chuyên canh tập trung có quy mô lớn để phát triển các phẩm chủ lực nổi tiếng vốn có của địa phương. 

Huyện Phong Ðiền là địa phương có truyền thống trông cây ăn trái lâu đời của Cần Thơ với diện tích khoảng 6.500 ha. Nhiều diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện Phong Ðiền đã khẳng định được hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân có thể đạt thu nhập 200-300 triệu đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa.

Đến nay, huyện đã xây dựng và phát triển được các vùng tập trung sản xuất các loại cây ăn trái ngon, đặc sản để có thể tạo lợi thế cạnh tranh và thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm. 

Cụ thể như, vùng tập trung sản xuất dâu Hạ Châu khoảng 350 ha tại xã Nhơn Ái và thị trấn Phong Điền, vùng chuyên canh trồng vú sữa khoảng 250 ha tại xã Giai Xuân, vùng trồng nhãn tập trung tại xã Nhơn Nghĩa, trồng sầu riêng ở Tân Thới... 

Cần Thơ cũng đang xây dựng đề án quy hoạch một vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao phục vụ xuất khẩu rộng 700 ha ở Phong Điền để hướng tới sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Trong 700 ha được xác định sẽ quy hoạch thành vùng chuyên canh tại xã Nhơn Nghĩa, người dân đang trồng nhiều loại cây ăn trái như: dâu, nhãn, xoài, vú sữa, sầu riêng. Khi được quy hoạch, sẽ chỉ có từ 1 – 2 loại cây được chọn làm chủ lực. 

“Tôi nghĩ với cách làm này, có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở hạ tầng thì vùng chuyên canh cây ăn trái sẽ phát triển nhanh hơn và gắn với các doanh nghiệp để xuất khẩu các sản phẩm chủ lực này sang thị trường quốc tế”, ông Hè nói. 

Cũng theo ông Hè, để trái cây của huyện Phong Điền cũng như của thành phố Cần Thơ được phát triển và gắn với thương hiệu của mình, các tổ hợp tác, hợp tác xã cần nỗ lực, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, cơ quan quản lý cũng mong muốn doanh nghiệp có thể gắn chặt với nông dân và có đầu tư đầu vào cũng như hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân thì giá cả sẽ được ổn định hơn. 

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng cùng các doanh nghiệp, nông dân sản xuất và xây dựng thương hiệu các sản phẩm trái cây. Để xây dựng được các thương hiệu trên, công tác tuyên truyền, vận động bà con nông dân, các chủ vườn, các doanh nghiệp sản xuất cây ăn trái theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được ngành nông nghiệp Cần Thơ đẩy mạnh thường xuyên. Đặc biệt, là sản xuất theo quy trình VietGAP và sản xuất theo nhu cầu của thị trường, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. 

Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (giai đoạn 2017 - 2020), Cần Thơ sẽ hỗ trợ chủ sở hữu nhãn hiệu quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng qua các kỳ hội chợ triển lãm, các chương trình xúc tiến thương mại… 

Cùng với đó là duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc cải tạo lại vùng sản xuất, từng bước thay thế diện tích sản xuất giống cũ cho sản phẩm kém chất lượng bằng các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt.

Đồng thời, ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, giúp chủ sở hữu nhãn hiệu phát triển thương hiệu; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, đóng gói, bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Hè, quá trình phát triển, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn trái của Cần Thơ cũng gặp không ít khó khăn. Quy mô sản xuất cây ăn trái còn nhỏ lẻ do đất canh tác của các hộ nông dân không lớn.

Tuy ngành nông nghiệp có nhiều nỗ lực trong tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nhưng việc áp dụng và nhân rộng các quy trình sản xuất tiên tiến, có chất lượng cao của một số chủ vườn vẫn còn chậm. Việc phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã để xây dựng các vùng cây ăn trái chuyên canh có quy mô lớn gắn với xây dựng thương hiệu chưa mang lại hiệu quả cao. 

Thời gian tới, Cần Thơ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân, doanh nghiệp tham gia nhiều mô hình sản xuất cây ăn trái theo hướng VietGap, áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật gắn với việc xây dựng và phát triển các thương hiệu hiện có. 

Ngành nông nghiệp Cần Thơ cũng sẽ tham mưu cho UBND thành phố để ban hành thêm các chính sách hỗ trợ cho nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển các vùng cây ăn trái chuyên canh gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn trái của từng địa phương. 

Về cơ chế chính sách, ông Hè cho rằng Chính phủ đã có Nghị định 210, sau đó sửa đổi thành Nghị định 57 quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vùng sản xuất cũng như có chính sách hỗ trợ rất tốt. 

Ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ sẽ nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn và tham mưu cho UBND thành phố ban hành thêm một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho nông dân để khuyến khích người dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với xây dựng thương hiệu ngày càng tốt hơn, nhanh hơn. 

Ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng, trong việc xây dựng thương hiệu đặc sản của các địa phương thì khuyến nông phải luôn luôn tư vấn cho nông dân để sản xuất ra các sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, đặc thù của vùng, vừa đảm bảo năng suất. Cùng với đó, khuyến nông phải làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp để làm sao hai bên bắt tay được với nhau để xây dựng một chuỗi giá trị. 

"Chỉ khi phát triển được chuỗi giá trị bền vững thì người nông dân và sản phẩm đặc thù của địa phương đó mới có thể phát triển bền vững, đem lại hiệu quả cao", ông khởi nhận định./. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302


Hôm nayHôm nay : 49791

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 369494

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73416465