10:19 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy vai trò của kinh tế trang trại

Thứ ba - 16/02/2016 20:45
Những năm qua, kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản….
Trang trại trồng nhãn lồng và nuôi ong lấy mật của ông Trịnh Văn Quỳnh, ở xã Hồng Nam, TP Hưng Yên (Hưng Yên). Ảnh: HÀ NGỌC DƯ

Trang trại trồng nhãn lồng và nuôi ong lấy mật của ông Trịnh Văn Quỳnh, ở xã Hồng Nam, TP Hưng Yên (Hưng Yên). Ảnh: HÀ NGỌC DƯ

Làm giàu từ trang trại

Trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Dư, ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh rộng gần 2 ha tập trung chủ yếu nuôi lợn và thả cá. Ông Dư chia sẻ: "Mỗi lứa nhà tôi nuôi 1.500 con lợn thịt và duy trì thường xuyên 200 con lợn nái; bình quân mỗi năm, trang trại cung ứng cho thị trường gần 300 tấn thịt lợn hơi và một nghìn con lợn giống thương phẩm. Trừ chi phí, gia đình tôi thu về khoảng một tỷ đồng tiền lợi nhuận. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp nuôi cá và trồng cây ăn quả, vừa cải thiện môi trường lại có thêm thu nhập".

Ở Bắc Ninh, những trang trại như của gia đình ông Dư không phải là hiếm. Tính riêng huyện Quế Võ, hiện có khoảng 650 trang trại; trong đó, có 14 trang trại đạt tiêu chí mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT): quy mô mỗi trang trại từ 2 ha, thu nhập 700 triệu đồng/năm trở lên. Theo ước tính, các trang trại có doanh thu đạt khoảng 500 đến 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho hơn 1.400 lao động với thu nhập ổn định từ bốn đến năm triệu đồng/người/tháng.

Theo thống kê, tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 3.000 mô hình gia trại, trang trại tổng hợp. Trong đó, có gần 150 trang trại đạt tiêu chí mới theo quy định của Bộ NN và PTNT. Bình quân mỗi trang trại có vốn đầu tư khoảng 300 đến 400 triệu đồng, giá trị sản xuất kinh tế trung bình đạt từ 250 đến 300 triệu đồng/năm. Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Văn Đại, tuy chỉ chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp, nhưng ước tính giá trị sản xuất của các gia trại, trang trại đã chiếm hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Ngoài tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 nghìn lao động, các gia trại, trang trại ở Bắc Ninh hiện nay còn thu hút khoảng 30 nghìn lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân đạt từ 1,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng.

Cũng là địa phương “đất chật người đông”, cho nên tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Theo Trưởng phòng Kinh tế hợp tác xã - trang trại (Sở NN và PTNT tỉnh Hưng Yên) Lê Văn Thắng, phát triển kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, tạo diện mạo mới cho các vùng nông thôn. Đồng thời, góp phần đưa sản xuất trồng trọt, chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 650 mô hình kinh tế trang trại theo tiêu chí mới của Bộ NN và PTNT với tổng diện tích sử dụng gần 600 ha, doanh thu đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Bình quân một trang trại sử dụng chưa tới 1 ha đất nhưng tạo doanh thu gần 2,5 tỷ đồng mỗi năm.

Không chỉ với các tỉnh đồng bằng, tại tỉnh miền núi Tuyên Quang, hiện có khoảng 350 trang trại đạt tiêu chí mới theo quy định của Bộ NN và PTNT, tăng gấp hai lần so với năm 2014. Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Tuyên Quang Hà Văn Ngạc cho biết: Có được kết quả trên là do sự "tiếp sức" kịp thời của Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Cụ thể, theo Nghị quyết, chủ trang trại được hỗ trợ lãi suất một lần (50% lãi suất tiền vay) với mức vay tối đa 500 triệu đồng/trang trại để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đây là điều kiện để người nông dân yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

Có thể khẳng định, kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thông qua các mô hình sản xuất đã dần hình thành cách thức liên kết sản xuất trong nông dân, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và đời sống của nhân dân.

Gỡ khó cùng nhà nông

Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế từ việc phát triển các trang trại, nếu biết cách khai thác thì đây sẽ là lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực trung du, miền núi phía bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, quy mô diện tích thấp nhưng lại tập trung nhiều trang trại. Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm còn hạn chế, do đó chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sức cạnh tranh yếu, giá bán thấp. Hầu hết chủ trang trại chưa có sự liên kết trong các khâu từ sản xuất tới tiêu thụ, bị động trước thị trường và chịu cảnh để thương lái định đoạt giá của sản phẩm.

Là chủ trang trại nuôi lợn có quy mô hơn 2 ha, với tổng vốn đầu tư gần 14 tỷ đồng, ông Nguyễn Hữu Tận, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) chia sẻ: "Trang trại nhà tôi nằm trong khu dân cư cho nên khó mở rộng quỹ đất sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường và kiểm soát dịch bệnh. Cách đây vài năm, địa phương có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung nhưng không kêu gọi được doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án vẫn bỏ ngỏ". Không riêng nhà ông Tận, hầu hết các trang trại chăn nuôi hiện nay đều phát triển tự phát và nằm xen lẫn trong khu dân cư.

Nói về khó khăn của những người làm kinh tế trang trại, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) Nguyễn Hữu Hưng cho rằng: Bên cạnh vấn đề đất sản xuất, một trong những khó khăn lớn nhất của người dân hiện nay là việc tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Để đủ điều kiện vay vốn, các chủ trang trại buộc phải có tài sản thế chấp. Thế nhưng, phần lớn đất đai làm trang trại là đất thuê, đất đấu thầu cho nên ngân hàng không có cơ sở để cho vay. Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, về định mức cho các trang trại vay vốn đối với khu vực đồng bằng, mức vay tối đa tuy đã tăng từ 500 triệu đồng (Nghị định 41/2010/NĐ-CP) lên 1 tỷ đồng nhưng thủ tục vay vẫn còn phức tạp, qua nhiều đầu mối trung gian, người dân khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Trong khi người nông dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ phía các ngân hàng thì việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại hiện nay còn mang tính hình thức. Bởi lẽ, giấy chứng nhận kinh tế trang trại không có giá trị về kinh tế, không thể thế chấp vay vốn.

Trước thực trạng này, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên Đoàn Ngọc Quang cho rằng: Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hành lang pháp lý cho việc tích tụ ruộng đất cũng như tạo điều kiện giúp người dân mở rộng quy mô, diện tích trang trại. Đồng thời triển khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi cho các chủ trang trại tiếp cận vốn vay đầu tư trực tiếp từ các chương trình của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất, thời hạn vay phù hợp, bảo đảm cho chiến lược đầu tư sản xuất lâu dài.

Còn theo Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam Bùi Sỹ Tiếu, các ngành chức năng cần cụ thể hóa hơn nữa các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế gia trại, trang trại. Các địa phương cần tiến hành rà soát và quy hoạch lại đất đai, đầu tư hỗ trợ đầu vào cho các trang trại, nhất là về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công cụ sản xuất, nhà máy bảo quản, chế biến sau thu hoạch và chú trọng xây dựng kênh phân phối sản phẩm bảo đảm đầu ra ổn định cho các gia trại, trang trại.

Trang trại nuôi thỏ tại xã Sơn Đồng (Sơn Tây, Hà Nội) được xây dựng kiên cố, khép kín và có hệ thống quạt thông gió. Ảnh: DUY LINH

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Giá trị sản xuất hàng hóa bình quân ở các trang trại khoảng 2 tỷ đồng/năm.

 

 

Theo Minh Huệ và Sơn Hà/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 422


Hôm nayHôm nay : 53260

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 806801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64792745