16:05 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở miền Bắc: Liên kết, chìa khóa thành công

Thứ sáu - 28/10/2016 02:52
Sở hữu nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa có chất lượng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa nhưng đến nay chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc vẫn chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, liên kết theo chuỗi là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

 

Phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết là hướng đi tất yếu ở các tỉnh phía Bắc.

Giàu tiềm năng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2015, tổng đàn trâu của các tỉnh khu vực phía Bắc là 1,54 triệu con (chiếm 60,9-62,6% tổng đàn cả nước), sản lượng thịt 42.000 tấn; bò 1,44 triệu con, sản lượng 63.400 tấn; lợn 13,9 triệu con, sản lượng thịt 1,64 triệu tấn và đàn gia cầm 161,5 triệu con, sản lượng thịt 421.200 tấn, 4,24 tỷ quả trứng. Ước tính tổng giá trị các sản phẩm chăn nuôi các tỉnh miền Bắc năm 2015 là 122,94 ngàn tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi của cả nước.

Điều đáng ghi nhận là, các hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại ngày càng phát triển. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2013, tổng số trang trại chăn nuôi tại các tỉnh miền Bắc là 5.098, chiếm 37,5% tổng số trang trại chăn nuôi của cả nước, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi gia cầm, chiếm 67,7%, tiếp đến là trang trại chăn nuôi lợn 31,3%. Hiện, sản lượng chăn nuôi trang trại các tỉnh miền Bắc đạt khoảng 55,8%, chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 44,2%.

Mặc dù luôn có mức tăng trưởng khả quan nhưng theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), chăn nuôi trang trại tại khu vực miền Bắc chưa đồng đều, chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (69,9%). Năng suất vật nuôi còn thấp, cụ thể khối lượng trâu xuất chuồng bình quân tại các tỉnh khu vực miền Bắc là 222,2 kg/con, bò 191,4 kg/con. Số lợn xuất chuồng/nái/năm và khối lượng lợn thịt xuất chuồng tại các tỉnh khu vực miền Bắc tương ứng là 12,4 con và 67,2 kg/con. Đặc biệt, do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ với giống vật nuôi bản địa, nên ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc năng suất thịt, trứng đối với gia cầm chỉ đạt 57,1-63,3% so với trung bình cả nước; năng suất thịt lợn đạt khoảng 82% so với trung bình cả nước.

Để giúp bà con nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiều dự án khuyến nông trong lĩnh vực này. Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm, giai đoạn 2011 - 2013, trung tâm đã triển khai và quản lý 10 dự án khuyến nông Trung ương lĩnh vực chăn nuôi, quy mô gần 520.000 con, với 6.029 hộ tham gia. Các dự án đã tập huấn kỹ thuật cho 23.816 lượt người trong và ngoài mô hình; tổ chức cho 12.443 lượt người tham quan mô hình. Nhiều dự án đã được nhân rộng như “Chăn nuôi bò cái sinh sản”; “Phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn”; “Cải tạo đàn trâu”... Giai đoạn 2012 - 2016 có 7 dự án được triển khai, với quy mô 249.193 con, 7.714 hộ tham gia.

Chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: “Nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tình hình hội nhập quốc tế khu vực phía Bắc” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Vĩnh Phúc mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, có sự tham gia của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, hiện nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh có xu hướng liên kết với nhau tạo thành một nhóm hộ chăn nuôi nhằm giúp đỡ nhau về con giống, thức ăn, phòng bệnh và đầu ra cho sản phẩm. Ví dụ, mô hình chăn nuôi của một nhóm 5 hộ với diện tích 6ha, 600 lợn nái và 4.000 lợn thịt do Công ty TNHH Phát Đạt quản lý. Sau khi liên kết, số đầu lợn của cả nhóm tăng lên khá cao, nhóm đã ký kết hợp đồng cung ứng với công ty cám, công ty thuốc để nhận được sự ưu đãi về giá cả cũng như sự tư vấn trong quá trình chăn nuôi. Nhóm còn xây dựng 1 lò mổ với trang thiết bị hiện đại đủ phục vụ cho nhu cầu giết mổ hàng ngày của các trang trại thành viên; xây dựng thêm 2 điểm bán thịt lợn ở 130 Ngô Quyền (TP.Vĩnh Yên) và 233 Trường Chinh (thị xã Phúc Yên), trung bình mỗi ngày tiêu thụ 1 - 1,2 tấn lợn hơi. Ngoài ra, nhóm còn cung ứng hàng cho Công ty giò chả Trung Anh, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh và Hà Nội. Tháng 5/2014, hai trong năm thành viên trong nhóm đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Năm 2015, sản phẩm thịt lợn của nhóm đã chính thức được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp mã vạch, đây là một trong những lời khẳng định thương hiệu chất lượng sản phẩm của nhóm. Năm 2016, nhóm chăn nuôi kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số diện tích trang trại lên 12ha gồm 1.300 nái và bình quân 12.000 lợn thịt/lứa.

“ Những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 4,4% /năm; 9 tháng đầu năm 2016 tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015, với gần 110.000 con bò; 632.000 con lợn và trên 9,6 triệu gia cầm; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52,2%, trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh”, ông Dũng cho biết thêm.

Tại Thủ đô Hà Nội, các địa phương đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy hoạch theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Theo đó, phát triển 76 xã chăn nuôi trọng điểm, gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn và 29 xã chăn nuôi gia cầm, thủy cầm; phát triển 15 vùng chăn nuôi gồm 2 vùng chăn nuôi bò sữa, 4 vùng chăn nuôi lợn, 9 vùng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và 3.648 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.

Thành phố cũng tổ chức, xây dựng phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với 21 chuỗi (gồm 8 chuỗi liên kết về lợn thịt; 8 chuỗi liên kết về gia cầm; 4 chuỗi liên kết gồm cả lợn và gia cầm; 01 chuỗi liên kết về bò sữa). Tổng sản lượng sản phẩm của các chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản xuất ra trong năm đạt 4.500 tấn thịt lợn; 3.100 tấn thịt gia cầm; 140 triệu quả trứng gia cầm; 29.000 tấn sữa tươi.

Tiêu biểu như chuỗi cung cấp các sản phẩm lợn thịt hữu cơ Bảo Châu; chuỗi cung cấp Thực phẩm A-Z, Mr Sạch; chuỗi cung cấp các sản phẩm thịt lợn sinh học Yummyvn; chuỗi cung cấp các sản phẩm gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây; chuỗi cung cấp các sản phẩm vịt Vân Đình, trứng vịt Liên Châu, trứng gà Tiên Viên; chuỗi cung cấp sản phẩm trứng 729, chuỗi cung cấp thực phẩm GreenFood Hà Nội, 3F,...   

Hà Nội cũng tổ chức liên kết các hộ/trại chăn nuôi thành các tổ chức tập thể như Chi hội/HTX/Hội chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm để phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững, thuận lợi trong việc đưa tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gắn kết các tổ chức tập thể trong chăn nuôi với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, doanh  nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm giá thành sản xuất, ổn định giá tiêu thụ trên thịt trường.

Theo Cục Chăn nuôi, định hướng phát triển ngành trong những năm tới sẽ là chăn nuôi theo vùng đáp ứng biến đổi khí hậu. Chuyển dịch dần chăn nuôi từ vùng mật độ dân số cao (đồng bằng) đến nơi có mật độ dân số thấp (trung du, miền núi); hình thành các vùng chăn nuôi sản xuất hàng hoá theo quy hoạch; xác định các sản phẩm chăn nuôi chủ lực là lợi thế  tại địa phương để tập trung đầu tư và phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu (rét hại, hạn hán và xâm nhập mặn). Ưu tiên phát triển chăn nuôi của các doanh nghiệp, tập đoàn theo hình thức khép kín, từng bước nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi; gắn kết sản xuất với tiêu thụ và xuất khẩu thông qua những công nghệ hiện đại. Tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến thị trường, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm để liên kết với các tổ chức sản xuất như liên kết tổ hợp tác, hội, hiệp hội ngành hàng; chú trọng việc xây dựng  thương hiệu.

Bà Hạ Thúy Hạnh khẳng định: Để nâng cao khả năng cạnh tranh, việc cần làm của ngành chăn nuôi là phải tái cơ cấu, tổ chức lại ngành hàng theo hướng giảm bớt chi phí, tăng hiệu qủa sản xuất; tập trung phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo hướng trang trại sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ. Đối với chăn nuôi nông hộ nên phát triển theo hướng có kiểm soát và chuyển sang chăn nuôi gia trại, trang trại nhằm nâng cao sản lượng thịt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Cần phải xây dựng tính minh bạch trong hệ thống thông tin thị trường, đặc biệt là cập nhật và hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... 

Theo Khánh Nguyên/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 204


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73428826