12:24 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển đặc sản cá tép dầu sông Đà

Thứ hai - 04/11/2019 22:44
Sau khi công trình thủy điện Sơn La hoàn thành đưa vào sử dụng, đã tạo cho huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) một vùng lòng hồ rộng lớn với trên 10.500ha, phù hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
09-15-07_c_tep_du_duoc_so_che_v_phoi_kho
Cá tép dầu được sơ chế và phơi khô.

Tận dụng tiềm năng lợi thế mặt nước, người dân vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đã và đang dần chuyển hướng sản xuất canh tác lạc hậu sang nuôi trồng và đánh bắt thủy sản như nuôi cá lồng, chế biến các sản phẩm từ cá. Nghề đánh bắt, chế biến cá tép dầu và các sản phẩm cá sấy khô hiện nay đang trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập cho người dân, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Cá tép dầu khô được coi là đặc sản huyện Quỳnh Nhai, giá bán khoảng 200 ngàn đồng/kg, nghề làm cá khô đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân kể từ khi họ di dời khỏi nơi ở cũ. Cá tép dầu khô ở Sơn La tựa như cá chỉ vàng của vùng biển nước mặn, tuy nhiên có vị ngon lạ khó cưỡng. Cá tép dầu sông Đà được người dân Quỳnh Nhai sơ chế, chế biến thành sản phẩm mới thu hút khách du lịch.

Vào sáng sớm, những chiếc thuyền chở cá tép dầu đánh bắt trên sông Đà tập trung ở chân cầu Pá Uôn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, để bán cho những đầu mối thu mua về làm cá khô. Cá tươi thu mua tại thuyền có giá khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg. Trước kia cá rất ít, sau khi lòng hồ thủy điện Sơn La hình thành, tổng diện tích mặt nước tăng lên, cá sinh sôi nảy nở, đánh bắt được quanh năm.

9 tháng đầu năm 2019, sản lượng cá nuôi và khai thác đánh bắt ước đạt 1.200 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi 730 tấn, sản lượng khai thác đánh bắt đạt 480 tấn. Những hộ dân làm cá tép dầu dọc sông xã Mường Giàng và xã Chiềng Ơn cho biết, cứ 5kg cá tươi chế biến được một kg cá khô. "Với cách chế biến tép dầu khô đặc trưng của vùng đất này, người thưởng thức sẽ thích thú bởi hương thơm, độ ngậy, vị ngọt, cay… đan xen trong những thớ thịt trắng ngần của cá".

Sông Đà không chỉ cung cấp nguồn nước thiết yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, thủy điện trong vùng mà còn mang lại nguồn thủy sản rất phong phú, tươi ngon, mà cá tép dầu là một ví dụ. Loài cá này sinh sống, phát triển theo đàn ở lòng hồ thủy điện. Khi lượng cá nhiều, người dân bảo quản bằng cách làm sạch, tẩm ướp gia vị và đem phơi khô.

Loài cá này không lớn, chỉ khoảng từ 2 đến 3 đầu ngón tay bởi vậy công đoạn chế biến, làm sạch rất kỳ công. Cá sau khi được rửa sạch, nhặt bỏ cỏ rác, đánh sơ qua vẩy và lọc sạch ruột. Cá nhỏ nên phải làm cẩn thận để cá không bị vỡ mật sẽ đắng, khi mổ người ta phải mổ từ dọc sống lưng để khi khô có được thành phẩm đẹp.

09-15-07_sn_phm_c_tep_du_duoctrung_by_v_bn_o_gin_hng_nong_sn_sch_huyen
Sản phẩm cá tép dầu được trưng bày ở gian hàng nông sản sạch.

Sau khi được chế biến sạch trải qua công đoạn tẩm ướp, các gia vị như muối, tương ớt, sa tế, đường, bột nghệ… được trộn đều cùng cá cho ngấm, thấm vào từng thớ thịt. Công đoạn cuối cùng là đem phơi, ở những nơi thoáng mát, cao ráo. Hiện nay HTX Thái Tuấn, xóm 4, xã Mường Giàng, cũng đã đăng ký và đưa sản phẩm này vào bán và trưng bày tại gian hàng OCOP của huyện.

Với số lượng bán ra thường xuyên, cá tép dầu đã và đang được đánh giá là một trong những sản có thương hiệu ở huyện Quỳnh Nhai, được du khách trong và ngoài tỉnh lựa chọn làm món quà gửi tặng gia đình và bạn bè sau mỗi chuyến du ngoạn vùng sơn cước.

Chị Đinh Thị Yến, Giám đốc HTX Thái Tuấn xóm 4 xã Mường Giàng thông tin: Để có được sản phẩm cá tép dầu như thế này, chúng tôi đã thành lập HTX Thái Tuấn để thu gom cá từ người dân để về sơ chế, chế biến rồi bày bán và quảng bá tại trung tâm giới thiệu hàng nông sản sạch của huyện Quỳnh Nhai. Chúng tôi cũng tiến hành các bước quảng bá thương hiệu cá tép dầu đến với thị trường qua các kênh thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội và trung tâm xúc tiến thương mại.

Hiện nay, cá tép dầu khô không chỉ được tiêu thụ ở các chợ của huyện mà còn được tiêu thụ ở các tỉnh miền xuôi, bước đầu thu được tín hiệu đáng mừng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ năm 2017 đến nay, HTX Thái Tuấn cũng đã tiến hành phân phối và bán lẻ sản phẩm cá tép dầu cho nhiều tỉnh khu vực phía Bắc với số lượng lớn, mang lại nguồn thu đáng kể, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

Theo VĂN THIỆU/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 103


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320326

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367297