17:44 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển kinh tế thủy sản trên vùng đất khó Tân Phú Đông

Chủ nhật - 10/06/2018 09:04
Mặc dù là địa hình cù lao ven biển nên huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang tuy có nhiều khó khăn trong việc phát triển cây trồng, vật nuôi, nhưng có nhiều lợi thế trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, hai xã Phú Đông, Phú Tân giáp biển có tiềm năng rất lớn do có nguồn lợi từ thiên nhiên vô cùng phong phú.

 Ao tôm siêu thâm canh tại huyện Tân Phú Đông. Ảnh: Hồng Nhung - TTXVN

Theo ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông cho biết, để khai thác hiệu quả và phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có, vùng đất ven biển của huyện được đầu tư phát triển theo Dự án Nam Gò Công. Nhiều công trình thủy lợi phục vụ việc nuôi, khai thác thủy, hải sản liên tục được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng và phát triển bền vững phong trào nuôi thủy, hải sản.

Trong những năm gần đây, diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng, kết hợp với khai thác nguồn lợi thủy sản từ các khu vực cồn, bãi ven biển đã đem lại thu nhập lớn cho người dân.

Hiện nay, huyện Tân Phú Đông có trên 6.000 ha nuôi tôm; trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp là gần 1.600ha, với thời gian thả nuôi từ 2 - 3 vụ/năm. Năng suất bình quân trên 6 tấn/ha đối với tôm sú và từ 8 – 12 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng, giúp người nuôi thu lợi nhuận trên dưới 300 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Văn Hải, ấp Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, một người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm chia sẻ, với 5ha nuôi tôm của gia đình, ngoài việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nuôi theo quy trình sử dụng chế phẩm sinh học, tôi còn kết hợp thả kèm cá rô phi, cua…Nhờ vậy, mỗi vụ thuận lợi, tôi thu về trên 1,5 tỷ đồng tiền lãi.

Ông Nguyễn Trung Hòa cho biết thêm, xác định nghề nuôi thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, trong những năm qua, các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông, lưới điện nông thôn…liên tục được mở rộng trong vùng nuôi thủy sản của bà con nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo vận chuyển hàng hóa .

Cùng với tôm, hiện nay trên địa bàn huyện còn có hàng trăm ha được đưa và sử dụng nuôi nghêu, sò giống tại khu vực Cồn Ngang, Cồn Cống góp phần đa dạng hóa giống loài thủy hải sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, chương trình khai thác, đánh bắt thủy hải sản cũng được các ban ngành quan tâm, toàn huyện Tân Phú Đông có nhiều phương tiện đánh bắt gần bờ, xa bờ với công suất từ 20 đến 300 mã lực. Mỗi năm khai thác hàng ngàn tấn hải sản, ngoài việc phát triển kinh tế địa phương, còn giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn cho rất nhiều lao động.
Theo Nam Thái/Báo Ảnh DT&MN.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 24

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1145704

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60154027