03:46 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp đô thị, ưu tiên của Cẩm Lệ

Thứ hai - 04/09/2017 19:03
Phát huy lợi thế tự nhiên và nhằm cung cấp cho người dân TP.Đà Nẵng những nông sản chất lượng, an toàn, quận Cẩm Lệ đã dành nhiều ưu tiên cho phát triển nông nghiệp đô thị.

Phối cảnh chi tiết quy hoạch làng rau La Hường.

Với nhiều chính sách hỗ trợ, cùng sự vào cuộc của chính quyền địa phương và ngành chức năng, trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa, cho giá trị kinh tế cao như vùng trồng rau La Hường, mô hình nuôi gà Đông Tảo hay sinh vật cảnh...

Những năm gần đây, vùng rau La Hường, phường Hòa Thọ Đông đã được đầu tư khá cơ bản về cơ sở hạ tầng. Rau La Hường khẳng định được thương hiệu nhờ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP,  đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Vùng trồng rau La Hường góp phần không nhỏ làm tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tạo việc làm cho gần 250 lao động với thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/lao động/tháng, ổn định đời sống cho các hộ nông dân, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường. Điều đáng ghi nhận là mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức của nông dân trên địa bàn quận trong sản xuất nông nghiệp an toàn và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa chức năng: kết hợp sản xuất và du lịch sinh thái tại vùng rau.

Tuy nhiên, quy mô sản xuất của vùng rau La Hường còn manh mún, chưa hình thành sản xuất hàng hóa; một số hộ dân còn sản xuất mang tính cầm chừng, giữ đất, chưa thật sự mạnh dạn đầu tư  phát triển sản xuất, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP còn hạn chế. 

Từ thực tế đó, quận Cẩm Lệ đã thực hiện đề án phát triển sản xuất kết hợp du lịch sinh thái tại vùng rau La Hường, với tổng diện tích 13,5ha, trên 200 hộ tham gia. Mục tiêu của đề án là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa chức năng, vừa phát triển sản xuất rau hàng hóa có chất lượng, vừa kết hợp phát triển dịch vụ thư giãn, trải nghiệm tại đồng ruộng, vừa đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường.

Để thực hiện mục tiêu này, quận Cẩm Lệ đã và đang thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2017. Quảng bá, giới thiệu, kêu gọi thu hút một số nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng rau theo đúng định hướng của quận; giới thiệu và kết nối với một số doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trải nghiệm để thực hiện khai thác dịch vụ du lịch khi dự án hoàn thành.

Sinh vật cảnh cũng là một thế mạnh của quận Cẩm Lệ, vì vậy, quận đã chỉ đạo Phòng Kinh tế quận phối hợp với Hội Làm vườn, Hội Sinh vật cảnh quận xây dựng và thành lập 3 khu trưng bày và trao đổi sản phẩm sinh vật cảnh tại đường Cách mạng tháng 8, Lê Đại Hành và Phạm Hùng có diện tích khoảng 3.500m2 với 40 gian trưng bày đa dạng sản phẩm sinh vật cảnh. Nhờ trồng sinh vật cảnh, nhiều hộ đã có cuộc sống khá giả như hộ ông Nguyễn Thành Thiệt (chuyên về mai cảnh) ở tổ 05, phường Hòa Phát, doanh thu bình quân 250-300 triệu đồng/năm; hộ ông Nguyễn Kim Định  (chuyên về cá cảnh), doanh thu bình quân 280 -380 triệu đồng/năm; hộ ông Trần Văn Khuyên (chuyên bonsai, cây cảnh), doanh thu bình quân từ 250-350 triệu đồng/năm, hộ ông Đặng Hường(chuyên cây cảnh) doanh thu bình quân từ 350-400 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm được thực hiện tại hộ ông Đỗ Bá Huy và hộ ông Bá Ngọc Phương ở tổ 08, phường Hòa Phát, với quy mô 800 con gà Đông Tảo thương phẩm.

Mục tiêu của đề tài là thử nghiệm việc đưa giống gà Đông Tảo vào chăn nuôi tại địa bàn; đa dạng hàng hoá sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng suất vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường; góp phần chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Qua gần 7 tháng thực hiện mô hình, tổng lãi đạt 296.180.000 đồng, trừ chi phí, mỗi hộ thu lãi 148.090.000 đồng/hộ (mỗi tháng lãi 21.155.000 đồng/hộ).

Để phục vụ phát triển du lịch sinh thái, quận Cẩm Lệ cũng đang thực hiện mô hình nhân giống một số loại cúc tại gia đình bà Nguyễn Thị Ánh Trinh ở tổ 25, phường Hòa Thọ Tây, quy mô 140.000- 160.000 cây giống/năm

Mục tiêu của mô hình là xây dựng được một cơ sở sản xuất giống các loại hoa cúc có quy mô 140.000-160.000 cây giống thương phẩm/năm với diện tích nhà giâm là 100m2; hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất một số loại cúc giống từ cây nuôi cấy mô phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn quận.

Hiện, các mô hình sản xuất trên địa bàn quận Cẩm Lệ đang phát triển và cho kết quả tốt, hứa hẹn mở ra những vùng chuyên canh mới, vừa cung cấp nông sản an toàn cho thị trường, vừa có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Theo Ngọc Lan/KTNN.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266


Hôm nayHôm nay : 29069

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 505002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70732317