00:55 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Thọ: Trồng rừng giống mới, phương pháp mới, hiệu quả cao

Thứ sáu - 22/03/2019 10:13
Để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ngay từ đầu vụ, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã trồng rừng, bằng các giống cây mới, phương pháp mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, ngay từ đầu vụ, huyện Tân Sơn đã  tuyên truyền bà con tích cực trồng rừng, bằng nhiều giống cây mới, phương pháp mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

rung-66.jpg

  Gia đình anh Mức, xã Thạch Kiệt, trồng 2 ha rừng theo phương pháp mới

Theo đó, năm 2019, toàn huyện trồng trên 2.700ha rừng, trong đó, rừng phòng hộ 20ha, còn lại là rừng sản xuất đã giao khoán cho dân. 
 Thạch Kiệt là địa phương có diện tích rừng lớn trên 1.800ha, để khai thác thế mạnh, tiềm năng từ đồi rừng, xã đang chuyển đổi cơ cấu trồng, chuyển cây kém hiệu quả sang trồng quế, keo lai, chu kỳ trên 10 năm.

Kế hoạch năm 2019, toàn xã trồng mới 214ha, hiện các hộ đang tích cực triển khai để đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. 

 Vạt đồi của anh Hà Văn Mức, khu Dụt Dàn, xã Thạch Kiệt, trên 2ha đã thu dọn xong thực bì, chuẩn bị xuống giống vụ mới. Diện tích rừng khai thác năm nay nhiều, anh huy động toàn bộ thành viên trong gia đình và đổi công với các hộ khác để đảm bảo đúng tiến độ.

 Anh cho biết: “Trước đây, trồng theo cách truyền thống, sử dụng hạt giống rồi lấp dưới đất, để cây phát triển tự nhiên. Nay, qua các lớp tập huấn, tôi đã trồng theo đúng quy trình: đào hố, bỏ phân, lấp lại để khoảng 10 - 15 ngày mới trồng.

 Trồng cách này tốn nhiều công, chi phí đầu tư, nhưng tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Vài năm gần đây, nhận thức, tư duy phát triển kinh tế đồi rừng của người dân đã thay đổi. Ngoài tập quán, phương thức canh tác, người dân đã quan tâm tới việc lựa chọn giống cây lâm nghiệp.

 Hiện, trên địa bàn huyện có hơn chục hộ sản xuất giống, quy mô từ 10 - 20 vạn/hộ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trồng rừng.

 Các giống cây lâm nghiệp hiện nay là keo lai, bồ đề, quế, mỡ, trẩu… trong đó keo lai chiếm trên 70%. 

 Ông Hoàng Quốc Hội khu 1, xã Tân Phú có trên 10 năm làm nghề ươm giống cây lâm nghiệp, cho biết: “Giống là yếu tố quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng rừng, do đó tôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ươm giống.

 Hai năm gần đây, một số hộ đã chuyển sang trồng cây quế nên ngoài 20 vạn keo lai, tôi ươm thêm 5 vạn quế, chia thành nhiều đợt, bán rải rác ở nhiều thời điểm.

 Việc chia đợt ươm cây giống, sẽ giúp cây đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn không bị quá trà, quá lứa sẽ khó sống. Giá bán mỗi cây giống dao động 500 - 700 đồng, dự kiến thu về khoảng 100 triệu đồng”. 

Theo đó, huyện đã phối hợp với Hạt kiểm lâm, các xã, thị trấn mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật ươm giống, trồng rừng, theo đúng quy định về mật độ, khoảng cách, thiết kế đồi nương.

 Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ, phát triển rừng, phổ biến, giáo dục các kiến thức pháp luật về rừng; rà soát những diện tích đất trống để bổ sung, khuyến cáo người dân chủ động trồng mới không để đất trống, đồi hoang. 

 ĐBSCL: Khẩn trương ứng phó hạn, mặn 

 Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ tháng 3 - 5, Nam bộ vào cao điểm nắng nóng. Đặc biệt các tỉnh giáp biển và cận biển, tình trạng xâm nhập mặn sẽ sâu vào nội đồng, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

han-33.jpg

  Nhiều tuyến kênh nội đồng tại An Giang đang kiệt nước. Ảnh: BÌNH NGUYÊN

                                                                                                                        Theo Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, đang diễn biến phức tạp, đe dọa khoảng 254.000ha lúa đông xuân muộn.

Nước mặn từ Kiên Giang đã lấn sâu vào nội đồng, có khả năng ảnh hưởng đến 9.300ha đất nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn, tập trung ở vùng Bảy Núi, hơn 7.000ha.

 Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp An Giang, cho biết: Nhằm kịp thời chống hạn vụ đông xuân - hè thu 2019, An Giang chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất.

 Hiện, đã nạo vét 146 kênh mương, xây dựng các đập tạm, phòng chống xâm nhập mặn sâu vào kênh nội đồng để bảo vệ 7.400ha đất sản xuất. Đối với vùng cao huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, dự kiến, bơm chống hạn cứu 4.256ha lúa và tổ chức bơm cấp 2 cho khoảng 3.570ha có khả năng thiếu nước cục bộ.

Tại Vĩnh Long, cũng dự phòng 3 kịch bản hạn và mặn. Theo đó, nếu hạn, mặn xâm cấp độ nhẹ sẽ có 12.723ha lúa, rau, màu, cây lâu năm bị thiếu nước.

Dự kiến, sẽ thực hiện 78 công trình thủy lợi, hỗ trợ bơm tát, kinh phí 53 tỉ đồng. Đến nay, đã triển khai 22 công trình. Đồng thời, ưu tiên nạo vét kênh nội đồng, để đảm bảo sản xuất vụ hè - thu; kết hợp cấp nước sinh hoạt trong điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn gay gắt.

Đặc biệt, chú trọng cấp nước sinh hoạt cho hơn 62.065 hộ ở nông thôn chưa có nước máy, hộ ở xa kênh, rạch lớn do nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn.

 Hậu Giang thực hiện mới, nâng cấp, sửa chữa 120 cống, đập thời vụ; nạo vét 71 kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước ngọt, với tổng kinh phí gần 67,6 tỉ đồng.

Theo dự báo, nhiều khả năng nước mặn sẽ xâm nhập vào Hậu Giang, uy hiếp huyện Châu Thành, Kiên Giang và sông Nước Trong, nước mặn sẽ ảnh hưởng đến huyện Long Mỹ, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và TP Vị Thanh.

Ông Lê Quang Răng, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Trà Vinh, cho biết: Tỉnh tập trung nạo vét kênh chính cấp 2, thường xuyên kiểm tra việc vận hành cửa cống ngăn mặn.

Đối với vùng cây ăn trái Càng Long, Cầu Kè, cải tạo kênh cấp 2 tạo nguồn dẫn nước. Vùng ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, chủ động ứng phó thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, chủ yếu cải tạo, nạo vét hệ thống kênh tưới tiêu, mạch nước ngầm sẵn có..

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, cho biết: Mực nước nội đồng năm 2018 đến nay, hầu hết thấp hơn cùng kỳ năm 2018 từ 5 - 25cm, xâm nhập mặn đang lấn sâu vào các cửa sông ven biển.

Vì vậy, cuối năm 2018, Kiên Giang đã chủ động đóng cống ngăn mặn. Đồng thời, đắp đập tạm bằng cừ thép larsen trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên, để bảo đảm ngăn mặn, giữ ngọt

Sở Nông nghiệp Kiên Giang và An Giang đã tính toán lịch xuống giống xen kẽ giữa 2 tỉnh, luân phiên lấy nước tưới, tránh tình trạng khai thác cùng lúc, khiến nước trên các sông xuống quá thấp.

 Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, mùa khô năm 2019, nền nhiệt độ ở ĐBSCL có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm 0,5 -1oC, nhiệt độ cao nhất 33 – 37oC. Vì vậy, các địa phương cần chủ động chống hạn mặn.

 Bến Tre: Giá dừa khô tăng 

Hiện,  giá dừa khô nguyên liệu Bến Tre tăng bình quân khoảng 5 -10.000 đồng/chục (12 trái) so với cách nay hơn 2 tuần.

dua-99.jpg

 Thương lái thu mua dừa của nông dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ảnh Khánh Trung

 Hiện, dừa khô nguyên liệu được nhiều nông dân bán ngay tại vườn cho thương lái mức 35.000 đồng/chục (thương lái tự bẻ dừa); còn giá thu mua tại nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến dừa xuất khẩu trong tỉnh 45.000 đồng/chục.

Giá dừa khô tăng do nhiều đơn vị, doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh xuất khẩu, thời điểm này nhiều vườn dừa trong tỉnh cho trái ít do ảnh hưởng bởi hạn mặn và các yếu tố thời tiết bất lợi.

  Quảng Bình: Xây dựng thương hiệu cho trái mướp đắng

 Những năm gần đây, cây mướp đắng trở thành cây trồng chủ lực, tạo nguồn sinh kế cho người dân xã Hưng Thủy, Lệ Thủy, mở ra cơ hội cho việc xây dựng thương hiệu nông sản trên vùng đất này.

muop-69.jpg

 Mướp đắng Hưng Thuỷ được thị trường ưa chuộng

Mướp đắng lâu nay không chỉ là loại quả được dùng trong bữa ăn gia đình, mà còn được chế biến thành một loại đồ uống thanh nhiệt ưa thích.

Xã Hưng Thủy có diện tích đất hoa màu khá lớn, những năm trước đây, người dân chủ yếu trồng hoa màu nhưng hiệu quả không cao.

Qua thời gian trồng thử nghiệm mướp đắng cho thấy, đây là cây thích nghi nhanh, cho năng suất và sản lượng cao cũng như mang lại thu nhập khá ổn định, nên diện tích ngày càng tăng. Hiện, xã Hưng Thủy có hơn 43ha diện tích mướp đắng.

Hiện, giá mướp trên thị trường 11 -13.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi sào thu 7-8 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay, một số hộ gieo hạt sớm, mướp ra quả đúng Tết Nguyên Đán, gía 35 -40.000/kg, nên nông dân lãi cao.

Theo chị Đinh Thị Thúy, thôn Đấu Tranh, mướp đắng trồng 50-60 ngày đã thu hoạch, thời gian kéo dài 3-4 tháng. Với 3 sào đất, trước đây trồng đậu, khoai lang, sắn, nếu được mùa chỉ  7-8 triệu đồng, có năm lũ về sớm, coi như mất trắng. Từ khi chuyển sang trồng mướp đắng, mỗi vụ thu khoảng 25 triệu đồng.


Theo đó, mướp đắng Hưng Thủy không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, mà còn đưa ra Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa… Nhiều hộ trồng mướp đã có của ăn, của để, cho con cái học hành.

Đặc biệt, năm 2016, tổ hợp tác sản xuất mướp đắng an toàn xã Hưng Thủy được thành lập. Đến nay,  đã có 15 thành viên, được tập huấn, trao đổi kiến thức khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.

Hiện, mướp đắng Hưng Thủy đã được Sở Nông nghiệp kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Ông Đinh Như Tuấn, Chủ nhiệm Tổ hợp tác Hưng Thủy cho biết: "Để trồng mướp đắng an toàn sinh học, bà con không sử dụng thuốc BVTV, dùng hộp bẫy nhử, tiêu diệt ong bướm chích hút, nhiều hộ đã được tập huấn, tuân thủ đúng quy trình. Hiện, bà con mong muốn xây dựng được thương hiệu, tránh bị thương lái ép giá khi được mùa…"

Tuy nhiên, tình trạng “được mùa, mất giá” vẫn tồn tại, người dân chưa thể yên tâm sản xuất. Năm 2018, mướp đắng được mùa, nhưng thương lái chỉ mua 2.000 đồng/kg, nhiều hộ dân năm nay không dám trồng lại.

Ngoài ra, người dân còn trồng theo kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, chưa được tập huấn khoa học kỹ thuật bài bản nên năng suất, chất lượng chưa cao…

Theo ông Phạm Văn Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thủy, dù còn nhiều khó khăn, nhưng xã vẫn khuyến khích bà con nhân rộng mô hình, bởi hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so cây hoa màu truyền thống.

Mặt khác, khi có thương hiệu, thị trường tiêu thụ được mở rộng, thương lái không còn ép giá người dân nữa.

Thời gian tới, xã sẽ kêu gọi người dân đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ cao để tăng thu nhập, đồng thời, khuyến khích người dân làm  mướp đắng sấy khô, tránh tình trạng “được mùa mất giá”.

Trồng rừng giống mới, phương pháp mới, cho hiệu quả cao; khẩn trương ứng phó hạn, mặn; giá dừa khô tăng; xây dựng thương hiệu cho mướp đắng, là tin tuần tại nhiều địa phương.

Theo  An Như (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 23862

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1136904

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72819613