20:28 EDT Chủ nhật, 28/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quả ngọt giữ rừng

Thứ ba - 26/06/2018 23:23
Nằm trong khu vực T19, thuộc ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, nơi có 11 hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất rừng để nuôi tôm, vẫn còn nhiều hộ quyết tâm bám đất, giữ rừng bằng mô hình trồng cây ăn trái kết hợp trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những “quả ngọt” ấy đã níu chân người trên đất rừng U Minh Hạ và ông Ba Lành (Hà Văn Lành, 63 tuổi) là một trong số đó.

Hơn 20 năm trước, sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ông Ba Lành về U Minh để nhận hợp đồng trồng chuối trên đê kiếm sống. Cuộc sống giữa rừng thiếu thốn đủ bề.

Đa canh làm giàu

Ông Ba Lành phấn khởi khi vườn cây ăn trái sắp thu hoạch.

Từ khi có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân, ông bắt tay vào sản xuất. Vùng đất ở đây tuy không nhiễm phèn nặng nhưng trồng lúa năng suất không cao, nếu trông chờ vào kỳ khai thác rừng tràm 8-10 năm biết bao giờ mới khá lên nổi. 
Nghĩ vậy, ông mạnh dạn đầu tư cải tạo, lên liếp 5 ha đất. Trong đó, 2 ha đất trồng tràm thâm canh giúp rút ngắn thời gian khai thác. 3 ha đất còn lại ông trồng cây ăn trái có múi như: quýt, cam, chanh. Lúc đầu, ông Ba Lành trồng thử nghiệm 800 gốc quýt đường trên đất bờ bao với diện tích 1 ha. Sau 3 năm, đợt thu hoạch trái đầu tiên khoảng 1,5 tấn, giá quýt bán ra từ 25.000-30.000 đồng/kg, đem lại thu nhập gần 40 triệu đồng.

Do chưa nắm vững kỹ thuật trồng, liếp thấp, bị ngập nước nên thời gian sau quýt bị rụng trái, thiệt hại gần một nửa. Rút kinh nghiệm, ông Ba Lành lên liếp cao hơn, trồng thêm 500 gốc quýt, 1.000 gốc cam và 200 gốc chanh, đến nay được hơn 1 năm tuổi.
Đất không phụ công người, cây trái trong vườn nhà ông Lành luôn xanh tốt. Đất xung quanh gốc cây còn trống, ông Ba Lành trồng thêm rau má; ven liếp thì ông trồng bí đao, bầu, mướp để tăng thu nhập hằng ngày và trả chi phí phân, thuốc cho việc trồng cây ăn trái.

Ông Ba Lành phấn khởi: “Trung bình 1 ha tràm khai thác được khoảng 130-150 triệu đồng, nhưng 5 năm mới khai thác 1 lần nên tôi kết hợp đa canh để tăng thu nhập. Quýt đường 25.000-30.000 đồng/kg, thay vì thương lái vào đặt cọc thì tôi tự thu hoạch đi giao cho các sạp trái cây ở các chợ nên được giá cao hơn. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình cũng khấm khá hơn”.

Là một trong những người gắn bó với rừng, ông Ba Lành còn là thành viên trong tổ hợp tác gác kèo ong. Vào mùa ăn ong, ông thu trên dưới 40 lít mật. Ngoài ra, ven bờ kinh, ông còn trồng thêm 150 gốc dừa xiêm. Từ mô hình đa canh, mỗi năm đem về cho ông thu nhập trên 200 triệu đồng.

Cần sinh kế bền vững

“Hiệu quả kinh tế từ rừng là lâu dài, kết hợp trồng cây ăn trái so với làm ruộng cao hơn gấp 3-4 lần và ổn định hơn so với nuôi tôm. Hiện tôi đã sên vét, cải tạo xong đất bờ bao, còn xử lý nước nữa là có thể thả nuôi tôm càng xanh”, ông Ba Lành chia sẻ.
Khi kinh tế ổn định từ những mô hình sản xuất phù hợp, người dân vùng rừng sẽ yên tâm bảo vệ rừng. Đó là thực tế mà ai cũng biết. Tuy nhiên, để thực hiện không phải là chuyện dễ dàng.

Phó ấp Vồ Dơi Nguyễn Minh Đức lý giải: “11 hộ tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm khu vực T19 đến gần trụ sở Vườn Quốc gia U Minh Hạ do trước đây cuộc sống của họ quá khó khăn, không thể chỉ đợi đến mùa khai thác rừng. Điều đáng nói là khu vực này bị nhiễm phèn mặn rất nặng, những hộ dân này từng trồng cây ăn trái và rau màu nhưng đều không sống nổi. Để tình trạng này không còn tiếp diễn, cần có một chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp với điều kiện tự nhiên để bà con có thể xen canh kết hợp với trồng rừng thay thế cho nuôi tôm, giúp bà con ổn định kinh tế và quyết tâm giữ rừng”.

Có thể thấy, không chỉ có nuôi tôm nhưng vẫn phát triển kinh tế ổn định, thậm chí làm giàu trên đất rừng là điều không khó. Nhưng làm thế nào để tìm sinh kế ổn định, lâu dài và hiệu quả để vực dậy đời sống người dân ở lâm phần rừng tràm thì cần sự chung tay từ chính quyền các cấp cùng người dân./.

Chủ tịch UBND xã Trần Hợi Ngô Đình Trường cho biết: “Hiện mô hình trồng cây ăn trái trên địa bàn xã Trần Hợi phát triển mạnh mẽ. Tổng diện tích trồng cây ăn trái của xã hơn 10 ha, chủ yếu là cam, quýt, bưởi, mít, mãng cầu... So với mặt bằng chung cách đây 10 năm (thời còn làm lúa xen canh rừng) thì mức sống người dân hiện thay đổi rõ rệt. Nhà nào trồng nhiều thì bán cho thương lái, trồng ít thì bán ven lộ, khách du lịch và người dân đi qua lại mua nhiều”.

Nguồn: http://baocamau.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 350

Máy chủ tìm kiếm : 90

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 58801

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1371068

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65357012