12:58 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Bình: Nuôi lươn không bùn: Một hướng làm ăn mới ở Quảng Yên

Thứ tư - 23/09/2015 03:32
Lươn là loài da trơn sống gắn liền với bùn đất. Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ nông dân ở xã Liên Hoà (TX Quảng Yên) đã tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn. Đây là một mô hình kinh tế nhằm giúp nông dân tăng thu nhập gia đình...
Anh Vũ Văn Tùng đang kiểm tra lươn nuôi trong bể xi măng của gia đình.

Anh Vũ Văn Tùng đang kiểm tra lươn nuôi trong bể xi măng của gia đình.

Gia đình anh Vũ Văn Tùng (xóm 7, xã Liên Hoà, TX Quảng Yên) là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn. Để thực hiện mô hình này, anh Tùng đã vào tận Thanh Hoá mua giống, học kỹ thuật nuôi. Bước đầu nuôi thử nghiệm chỉ có một bể xi măng diện tích khoảng 7m2, thả 18kg lươn giống, mỗi kg khoảng 20 con. Hiện số lươn của anh nuôi đang phát triển tốt, sau gần 3 tháng trọng lượng đạt từ 10-15 con/kg, khoảng hơn tháng nữa anh sẽ xuất bán.

Anh Tùng cho biết, tính từ lúc mua lươn giống đến nay đã được gần 2 tháng rưỡi, lươn giống khoảng từ 80 con/1kg; sau 2 tháng rưỡi đã được khoảng 40 con/1kg. Theo anh Tùng, việc nuôi lươn trong bể xi măng có hiệu quả kinh tế khá mà chi phí lại thấp. Vì thế, sắp tới gia đình sẽ mở rộng quy mô nuôi…

Cũng như vậy, anh Đào Văn Xốp, một hộ gia đình nuôi lươn khác cũng ở xã Liên Hoà, cho biết: “- Công đoạn nuôi lươn ban đầu là nắm được độ PH của nguồn nước, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, một ngày trung bình cho lươn ăn xong là phải vệ sinh các thức ăn thừa, chất thải của lươn ra ngoài. Nước đầu vào bao giờ cũng phải tuyệt đối bảo đảm. Tới đây một số ô chuồng bỏ không, tôi cũng tiếp tục nuôi lươn…”.

Hiện nay, ở Liên Hoà, có 4 hộ nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn đất đều trong giai đoạn thử nghiệm với diện tích không lớn, mỗi hộ chỉ một vài bể. Và tới thời điểm này, lươn nuôi ở các gia đình đều phát triển tốt. Mô hình này đã góp phần làm đa dạng hoá các loại vật nuôi trên địa bàn, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống của người dân địa phương. Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hoà, cho biết: “-Trước mắt mô hình này đang ở giai đoạn thử nghiệm. Nếu thành công, đạt hiệu quả cao thì chúng tôi sẽ vận động các hộ dân tham gia mô hình nuôi lươn sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Tôi cũng đề nghị các ngành chức năng tạo điều kiện về con giống, vốn vay, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho bà con…”

Nguồn: báo Quảng Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164301

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847010