05:52 EDT Thứ hai, 01/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Ninh: Làm giàu từ trồng mây rừng

Thứ tư - 18/10/2017 22:37
Ngay từ vụ đầu tiên thu hoạch trong năm 2016, gia đình anh Bông đã khai thác được hơn 1 tấn quả mây rừng, với giá trên thị trường lúc đó giao động từ 100 đến 120 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng, ước tính trong đợt thu hoạch năm nay sẽ thu được gần 2 tấn quả mây...

Cây mây rừng từ lâu đã quá quen thuộc với người dân vùng sơn cước huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Quen đến nỗi người đi rừng giẫm lên những quả mây, hay phát mây mở lối mà chẳng biết đến giá trị của nó. Chỉ khoảng 2 năm trở lại đây, người dân Ba Chẽ mới hào hứng với giá trị kinh tế mà cây mây mang lại, thu cả dây, bán cả tấn quả, giá 120 ngàn/kg...

Anh Vi Văn Bông giới thiệu một cây mây con mọc tự nhiên trong rừng.

Anh Vi Văn Bông giới thiệu một cây mây con mọc tự nhiên trong rừng.

Chúng tôi đến thăm rừng mây của anh Vi Văn Bông, người dân tộc Tày ở thôn Khe Sâu, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ. Anh Bông là người đi đầu trong việc khoanh trồng, nhân rộng giống cây mây dưới tán rừng ở Ba Chẽ.

Với 7ha rừng được giao từ năm 2014, ban đầu gia đình anh Bông định phát pha đi để trồng một số loại cây lấy gỗ, nhưng nhận thấy trên rừng của mình có rất nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây mây, anh Bông quyết định khoanh nuôi, bảo vệ và nhân rộng giống mây này.

“Thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với cây mây rừng. Cây mây rừng phát triển nhanh, không ngại bão gió như các cây keo, bạch đàn. Cây mây rừng trồng đơn giản, ít tốn công chăm sóc và đẻ nhánh rất nhanh. Mỗi ha đất rừng trồng xen từ 600 gốc đến 800 gốc mây và sau từ 3 đến 5 năm là cho thu hoạch” – anh Bông hào hứng giới thiệu.

Ngay từ vụ đầu tiên thu hoạch trong năm 2016, gia đình anh Bông đã khai thác được hơn 1 tấn quả mây rừng, với giá trên thị trường lúc đó giao động từ 100 đến 120 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng, ước tính trong đợt thu hoạch năm nay sẽ thu được gần 2 tấn quả mây...

Không chỉ quả mây mang lại giá trị, mà cả dây mây mình tỉa đi cũng có thể bán được. Những cây nào già quá mình trồng thay thế những cây non, nên rừng mây lúc nào cũng phát triển, cho thu nhập ổn định...” – anh Bông nói.

Thấy hiệu quả, trong năm 2017, anh Bông đã tận dụng những cây mây con mọc tự nhiên trên rừng để nhân rộng trong khu rừng của mình. Đến nay anh Bông đã có hơn 5 vạn bụi mấy trong rừng. Nhiều người trong và ngoài xã thấy anh Bông trồng cây mây rừng hiệu quả đến học hỏi, anh tự nguyện giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn, hỗ trợ giống, kinh nghiệm để mọi người cùng trồng, chăm sóc cây mây, cho thu nhập thoát nghèo bền vững.

Bán mỗi kg quả mây, người dân Ba Chẽ thu về 120.000 đồng.

Bán mỗi kg quả mây, người dân Ba Chẽ thu về 120.000 đồng.

Từ mô hình của anh Bông, đến nay rất nhiều hộ gia đình ở Ba Chẽ tự ươm giống mây rừng ở địa phương và tận dụng các cây con mọc hoang hóa trong rừng về trồng. Ông Đặng Sơn Tiến, thôn Nam Kim, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết: “Từ ngày chuyển hướng sang trồng cây mây, gia đình tôi rất vững tin vào tương lai. Ngay đầu mùa thu hoạch năm nay, gia đình tôi đã sắm sửa được nhiều vật dụng. Con cái trước đây phải lên rừng khai thác lâm sản phụ, nhưng nay thì về hết nhà, chỉ chú tâm trồng và chăm sóc cây mây rừng thôi...”.

Ông Triệu Đức Phượng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ba Chẽ, khẳng định: “Mây là cây rất dễ trồng, phù hợp với khí hậu của huyện miền núi Ba Chẽ. Đây là một hướng đi mới để bà con phát triển kinh tế. Nhận thức điều này, huyện đã có chủ trương nhân rộng diện tích trồng cây mây dưới tán rừng ra diện rộng, tận dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân thoát nghèo trồng mây rừng, vươn lên phát triển kinh tế”.

Cho đến bây giờ, hầu hết người dân Ba Chẽ có sinh kế liên quan đến rừng đều đã từ bỏ thói quen triệt hạ cây mây rừng tràn lan và biết cách tái sinh mây rừng bằng cách trồng và chăm sóc thường xuyên. Với người dân nơi đây, tận dụng diện tích rừng tự nhiên để trồng mây rừng đang là một hướng làm kinh tế mang lại hiệu quả cao và bền vững.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 8915

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 36228

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64022172