09:26 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Trị: “Cưa đốn” giải pháp phục hồi vườn cà phê già cỗi

Thứ tư - 29/05/2019 21:17
(Cổng ĐT HND)- Cà phê Khe Sanh ở huyện Hướng Hóa là một trong những thương hiệu cà phê chè nổi tiếng ở khu vực miền Trung với diện tích khoảng hơn 5.300 ha tập trung phần lớn ở các xã: Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Tân Hợp, Tân Liên và thị trấn Khe Sanh. Giá trị kinh tế hàng năm từ cây cà phê mang lại cho người dân nơi đây khoảng 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hơn một nửa số diện tích cà phê có tuổi đời trên 12 năm, già cỗi, năng suất, chất lượng đều giảm rõ rệt cần được phục hồi.
Quảng Trị: “Cưa đốn” giải pháp phục hồi vườn cà phê già cỗi

Quảng Trị: “Cưa đốn” giải pháp phục hồi vườn cà phê già cỗi

Với mục tiêu phát triển sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện, trong hai năm (2018 – 2019) Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với dự án EMEE triển khai mô hình cưa đốn phục hồi vườn cà phê già cỗi trên cây cà phê chè tại xã Hướng Phùng. Sau hơn một năm triển khai thực hiện mô hình đã mang lại những kết quả khả quan.
 
 
Gia đình chị Trần Thị Minh ở thôn Doa Cũ, xã Hướng Phùng có 0,5ha cà phê chè đã có thời gian kinh doanh 13 năm, do vườn cà phê đã già cỗi nên sức đề kháng của cây yếu, sâu bệnh nhiều, năng suất giảm dần. Gia đình chị định phá bỏ trồng mới nhưng chí phí cho hoạt động này khá tốn kém nên chưa thực hiện được. Khi được tham gia mô hình trình diễn, gia đình chị đã áp dụng kỹ thuật mới “cưa đốn” vào vườn cà phê, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông đã hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” từng công đoạn.
 
 
Theo thạc sỹ Nguyễn Thanh Tùng - Trung tâm Khuyến nông, việc cưa đốn nhằm cải tạo trẻ hóa vườn cà phê già cỗi. Vườn cà phê tiến hành cưa đốn là vườn có độ tuổi từ 10-12 năm, bộ rễ khỏe, nhưng năng suất thấp. Thời gian cưa đốn thường tiến hành trong tháng 1- 2 hàng năm. Cây cà phê già cỗi được cưa toàn bộ thân chỉ để lại đoạn gốc cách mặt đất từ 15 – 20 cm. Mặt cắt xiên 45 độ theo hướng Nam nhằm tránh các hướng gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Sau khi cưa xong, bà con cần thu dọn vườn cây, rãi vôi khử trùng, cuốc toàn bộ mặt đất trong vườn cách gốc khoảng 30 cm nhằm cắt đứt rễ già, tạo rễ mới phát triển. Sau khi cưa đốn phải tăng cường bón phân vào các thời điểm đầu mùa mưa (tháng 4 – 5), giữa mùa mưa (tháng 7 – 8) và cuối mùa mưa (tháng 10 – 11) để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu của cây, giúp cây phát triển tốt.
 
 
Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật và sự ham học hỏi, đến nay sau 13 tháng triển khai vườn cây cà phê của gia đình chị Minh đã sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao cây bình quân đạt 1,4 mét; bộ tán rộng và đường kính khoảng 1,2 mét.
 
 
Thời điểm này, huyện đang trong giai đoạn mùa khô hạn nhưng cây có sức sống cao, bộ lá xanh và cho 8-12 cặp cành cấp 1, không có tình trạng sâu bệnh xảy ra. Hiện nay, cây cà phê đã bắt đầu cho quả bói và tỷ lệ quả nhiều, dự kiến cho năng suất thu bói trong lứa đầu đạt 6-8 tấn/ha, qua năm thứ 3 năng suất sẽ cao hơn.
 
 
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê, chị Minh vui vẻ cho biết: Đây là một kỹ thuật hay, áp dụng kỹ thuật này, cây cưa đốn có bộ rễ hoàn thiện ngay từ đầu, đã quen với đất nên cây vẫn phát triển tốt. Ngoài ra, trong quá trình phục hồi vườn cà phê gia đình chị đã áp dụng các kỹ thuật trồng xen canh cây hoa màu ngắn ngày để tăng thu nhập và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sử dụng các phế phụ phẩm của cây trồng xen làm phân bón bón lại cho cà phê. Vụ vừa rồi gia đình chị đã thu được 3 triệu đồng từ việc trồng lạc xen với cà phê.
 
 
Đánh giá về mô hình, ông Trần Cẩn - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Mô hình cưa đốn phục hồi vườn cà phê già cỗi trên cây cà phê chè bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực, đã làm giảm thời gian canh tác, chi phí đầu tư thấp hơn. Cách làm này dễ áp dụng, dễ đầu tư và giúp cây sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh tốt, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Sau 3 năm cải tạo, năng suất cà phê sẽ tăng gấp 3 - 3,5 lần so với năng suất cà phê già và bằng 80 - 90% năng suất cà phê trồng mới đưa vào khai thác ổn định. Sau khi cải tạo có thể thu hoạch thêm trong vòng 7 - 8 năm mới phải thay thế.
 
 
Cùng đi tham quan với chúng tôi, chị Hồ Thị Thanh ở thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng chia sẻ: Tôi thấy vườn cà phê sau khi cải tạo có khả năng chịu hạn cao và ít bị các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại. Thời gian tới, tôi sẽ học và áp dụng phương pháp cải tạo trẻ hóa này vào toàn bộ diện tích trồng cà phê của gia đình.
 
 
Chủ tịch Hội ND xã Hướng Phùng Hà Ngọc Anh Dũng cho biết: Thời gian tới Hội ND xã sẽ tuyên truyền, vận động nông dân đến tham quan, học tập và áp dụng vào các vườn cà phê già cỗi, nhằm nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
Phan Việt Toàn
http://www.hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cà phê

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 182


Hôm nayHôm nay : 44759

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1157801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72840510