13:45 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quýt ngọt trên vùng đất cằn đã có 'tên'

Thứ hai - 13/11/2017 03:43
Huyện Mường Khương (Lào Cai) công bố thương hiệu “Quýt Mường Khương”. Đây là luồng sinh khí mới, thổi bùng những ước mơ làm giàu của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này.

Lễ công bố thương hiệu quýt Mường Khương.

Cây quýt đã được huyện đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 2002, ban đầu mới chỉ thực hiện trên diện tích 2 ha. Sau 3 năm cây quýt cho thu hoạch, qua đánh giá thu nhập từ trồng quýt cao gấp 10 lần với trồng cây lương thực.

 

Với khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, hơn nữa lại được trồng bởi một giống quýt đặc biệt và kỹ thuật chăm bón tốt, nên quýt Mường Khương khác biệt với các vùng khác, trở thành một giống quýt riêng mà chỉ ở Mường Khương mới có.

Cây quýt đứng vững trên vùng đất cằn Mường Khương.

Hiện, toàn huyện có 348 ha quýt, trong đó 100 ha đang cho thu hoạch quả. Sản lượng quýt hàng năm cho thu hoạch đạt trên 1.000 tấn, giá trị đạt trên 20 tỷ đồng/vụ.

 

Đến nay Quýt Mường Khương ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường và được người dân sản xuất theo hướng chuyên canh, mở rộng quy mô. Với đầu ra ổn định, cây quýt đang dần trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Quýt Mường Khương được nhiều người ưa chuộng.

Ông Đinh Trọng Khôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết, huyện sẽ huy động có hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển vùng quýt với quy mô phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây quýt. Quản lý thương hiệu, tăng cường xúc tiến và quảng bá tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người trồng quýt, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

 

Tin, ảnh: Trọng Thủy (Báo Tin tức)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 123


Hôm nayHôm nay : 111453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 825123

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73872094