09:30 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rẽ trái làm nông

Thứ hai - 05/06/2017 22:04
Người trải nhiều nghề, người không thèm 'bon chen' để kiếm một chân công chức..., nhưng dù xuất phát điểm khác nhau nhưng họ có chung quyết định thú vị: rẽ trái để làm nông và trở nên khấm khá.
Ông Hải thăm đàn lợn con

Ông Hải thăm đàn lợn con

Trại heo gắn điều hòa nhiệt độ
Ở H.Bố Trạch (Quảng Bình), “tên tuổi” của nông dân Mai Xuân Hải (50 tuổi) sớm lan xa và khiến nhiều người nể phục. Ngôi biệt thự của gia đình ông Hải ở thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch tọa lạc trên khuôn viên khá rộng ở mặt tiền QL1, chưa kể sở hữu ô tô đời mới “cáu cạnh”... Ít ai biết, gia sản “khủng” ấy được tích góp từ nhiều nghề khác nhau, trong đó có giai đoạn chăn nuôi lợn. Gia sản ấy không hoàn toàn gầy dựng từ tiền nuôi lợn, bởi trước đó ông đã làm nhiều nghề khác nhau. Qua đó mới thấy sáng tạo, ý chí, nỗ lực làm kinh tế cũng như niềm tin đặt vào nông nghiệp của vợ chồng ông rất lớn.
Năm 1998, sau 5 năm đi lao động ở Đức, ông Hải trở về quê. Với một ít vốn liếng dành dụm được, ông mua đất ven QL1 để mở quán cơm bán cho xe khách đường dài. Việc kinh doanh ăn uống chỉ thuận lợi trong thời gian đầu, càng về sau càng ế ẩm do các nhà xe phục vụ khép kín. Tình thế buộc vợ chồng ông Hải bàn bạc, chuyển hướng làm ăn. Năm 2010, ông Hải tìm mua được 3 ha đất nằm sâu trong núi, thuê người cải tạo đất, đào kênh bao vành đai dẫn nước và thoát nước mùa lũ... rồi đào hồ thả cá, trồng cây ăn quả. Mô hình trang trại tổng hợp dần hình thành sau những ngày tháng lao động vất vả. Ban đầu, ông còn chăn thả 200 con lợn rừng, sau 4 năm xuất bán hết để chuyển sang nuôi lợn thịt...
 
 
Rẽ trái làm nông - ảnh 2

Không làm nhà nước thì ra làm ngoài thôi. Mô hình chỉ mới bắt đầu, nhưng thấy rất hưng phấn và đây sẽ là con đường lập nghiệp lâu dài của mình

Rẽ trái làm nông - ảnh 3
 

Kỹ sư nông nghiệp Cao Thanh Chiến

 
Thật ngạc nhiên khi ý tưởng nuôi lợn được ông Hải “tiếp thu” qua báo chí, khi đọc thấy ở đó nhiều mô hình hay và thú vị, kết hợp với các chuyến tham quan các trang trại khác ở địa phương. Nhưng ông không làm liều. Vì là “tay ngang”, nên khi chuyển sang công việc mới (nuôi lợn thịt), ông đã phải tìm thuê các công nhân lành nghề quê gốc miền Trung đang làm ở các trại lợn ở miền Nam về đầu quân. Từ đó, ông đầu tư xây chuồng trại quy mô theo từng phân khu riêng. Riêng phân khu nuôi lợn nái, khi con giống sinh ra chuyển sang nuôi thành lợn thịt và xuất bán. Hiện trại lợn của ông Hải có 60 con nái, mỗi tháng lại xuất bán đều đặn 8 tấn lợn thịt với mức giá 50 triệu đồng/tấn. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng hiệu suất sinh sản, ông Hải vừa đầu tư gần 5 tỉ đồng xây 2 “chuồng lạnh”, tức chuồng heo có gắn... điều hòa nhiệt độ, để nuôi lợn nái, chuẩn bị tăng quy mô tổng đàn lên 150 con.
Công việc điều hành trại lợn được ông Hải “chuyển giao” cho vợ, vì quãng thời gian này ông bận rộn với chuyện họp hành, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân trong vùng. Năm ngoái, ông đã được vinh danh với danh hiệu Nông dân VN xuất sắc, cùng với nhiều bằng khen khác do các cấp, ngành ở trung ương và địa phương trao tặng. 
Không “bon chen” chân công chức
Tại huyện miền núi Minh Hóa, kỹ sư nông nghiệp Cao Thanh Chiến (35 tuổi, ở TT.Quy Đạt) có 5 năm công tác ở xã biên giới Hóa Sơn theo chương trình tri thức trẻ giúp các xã nghèo. Thay vì sử dụng tấm bằng để “bon chen” một chân vào công chức nhà nước, ngay từ khi làm đội viên ở xã nghèo, anh đã xác định sẽ phát triển kinh tế gia đình theo con đường nông nghiệp. Từ năm 2014, tranh thủ những ngày nghỉ, anh cải tạo hơn 4.000 m2 đất vườn nhà, thay thế những cây bình thường bằng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn như mít thái, ổi, chuối.
Rẽ trái làm nông 1
Anh Chiến chăm sóc vườn ổi chuẩn bị thu hoạch ẢNH: THÙY LINH
Hết thời hạn 5 năm theo chương trình tri thức trẻ, anh trở về chăm sóc vườn cây đã tạo dựng, đầu tư làm hàng rào, mua cây giống, phân bón... Vườn cây phát triển tốt, hiện anh có trong tay trên 100 cây mít thái gần 3 năm tuổi; trong đó, 40 cây là loại mít không hạt, 200 gốc ổi bắt đầu ra hoa kết quả, trên 150 gốc chuối đang cho thu hoạch hằng ngày. Tại vườn mít, anh còn thả nuôi đàn gà 100 con, vừa tạo thu nhập “ngắn hạn” vừa lấy phân bón cho cây trồng. Còn ở vườn ổi, anh xen canh các loại rau củ quả ngắn ngày (cà chua, bầu, bí, mướp đắng...) để tạo nguồn thực phẩm cho gia đình cùng với các khoản thu tăng thêm. 
Gia đình nhỏ của kỹ sư nông nghiệp Cao Thanh Chiến đang dồn sức và đặt nhiều kỳ vọng vào đợt thu hoạch mít sắp tới. Đây là thành quả mới nhất sau kế hoạch đầu tư “dài hạn” và sẽ tạo thêm động lực để anh gắn bó với nghề nông. “Không làm nhà nước thì ra làm ngoài thôi. Mô hình chỉ mới bắt đầu, nhưng thấy rất hưng phấn và đây sẽ là con đường lập nghiệp lâu dài của mình”, anh tâm sự.

Huệ Minh - Thùy Linh/thanhnien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 53627

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1254141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71481456