06:53 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rừng đặc dụng Hương Sơn Phát huy tiềm năng kinh tế xanh

Thứ năm - 09/10/2014 21:07
Rừng đặc dụng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên rừng quốc gia. Vì vậy, "Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đến năm 2020" được UBND TP Hà Nội phê duyệt được coi là giải pháp tối ưu nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị lâu bền của nguồn tài nguyên vô giá này.
Nhiều lợi ích
Với mục tiêu chính là bảo tồn, phát triển, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái, quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng tập trung hoàn thành nhiều nhiệm vụ mang tính cấp thiết và lâu dài. Trong đó, ưu tiên bảo tồn nguồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ che phủ của khu rừng Hương Sơn đến năm 2020 đạt 49,7%. Qua nghiên cứu cho thấy, việc xây dựng và phát triển bền vững rừng đặc dụng không chỉ đảm bảo các tiêu chí về phân loại hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam mà còn mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, đặc biệt, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Giám đốc Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng Hương Sơn Nguyễn Duy Giáp cho biết: "Không chỉ nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ, giá trị về lịch sử văn hoá được bảo tồn mà ý thức của người dân trong gìn giữ, bảo vệ giá trị nguồn tài nguyên rừng cũng được nâng cao".

 
Mô hình trồng rau sắng của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Lâm, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn cho hiệu quả kinh tế.
Mô hình trồng rau sắng của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Lâm, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn cho hiệu quả kinh tế.
Theo quy hoạch, BQL rừng đặc dụng Hương Sơn sẽ thực hiện khối lượng công việc lớn như khoanh nuôi phục hồi rừng, xây dựng mô hình nâng cấp rừng trồng, cây đặc sản, cây phân tán... Đồng thời, hỗ trợ các hoạt động sản xuất, dịch vụ của cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu rừng đặc dụng Hương Sơn. Cùng với đó, tiến hành nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển vườn thực vật, vườn ươm cây giống lâm nghiệp, vườn hoa lan các loại....
Theo số liệu thống kê của BQL, khu rừng đặc dụng Hương Sơn có tổng diện tích 3.760ha (bao gồm cả 4 xã  vùng đệm: Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú). Do đó, việc quy hoạch các phân khu chính là sợi dây kết nối chuỗi liên kết kinh tế xanh bền vững. Các phân khu gồm: Phân khu bảo vệ nghiệm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ hành chính.
Tiền đề cho du lịch sinh thái
Bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng còn góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn. Để đạt được mục tiêu trong tương lai (từ năm 2020 trở đi), mỗi năm, Hương Sơn có khoảng 1,6 - 1,65 triệu lượt du khách, theo ông Nguyễn Duy Giáp, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở cần phải đi trước một bước. Bên cạnh đó, BQL sẽ phối hợp với các ban, ngành chức năng xây dựng các tuyến du lịch sinh thái "mở" nhằm khai thác tối đa mặt nước tự nhiên của các dòng suối, hồ như suối Yến, suối Long Vân, hồ Hương Tích, hồ Thung Cấm, hồ Đầu Voi. Tuy nhiên, phải coi nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế địa phương làm trọng tâm. Như vậy, mới đạt được hiệu quả trong cả hai lĩnh vực lễ hội tâm linh và du lịch sinh thái.
Để hoàn thành các mục tiêu quy hoạch, bên cạnh sử dụng hiệu quả nguồn vốn của TP, BQL sẽ chủ động huy động nguồn vốn xã hội hóa và nguồn vốn từ nước ngoài kết hợp với đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Theo quy hoạch, khu rừng đặc dụng được bảo vệ có tổng diện tích 3.596ha, bao gồm: 3.379ha rừng tự nhiên, 217ha rừng trồng. Trong đó, bảo tồn 68 loài cây đặc hữu, quý, hiếm, quản lý bảo tồn 100ha, khoanh nuôi phát triển rừng bình quân 119ha/năm (thực hiện 5 năm), nâng cấp rừng trồng, cây đặc sản bình quân 20ha/năm (thực hiện trong 2 năm 2014 và 2015), trồng phân tán 7.000 cây, bình quân 1.000 cây/năm.
         
Bài, ảnh: Ánh Ngọc
theo ktdt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: và phát

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 46858

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 162728

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60484685