15:20 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM: Đột phá cây-con giống

Thứ tư - 13/01/2016 21:21
Nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, TP.HCM đã chọn giải pháp đột phá vào cây - con giống để nâng giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, những năm qua thành phố đã đẩy mạnh đầu tư chất xám vào nghiên cứu cây, con giống chất lượng cao để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bò sữa, hoa lan đi đầu

Theo Sở NNPTNT thành phố, từ khi triển khai chương trình bình tuyển, lập lý lịch cho đàn bò sữa tại các nông hộ chăn nuôi bò sữa, nhất là ở các xã nông thôn mới và các xã chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đến nay đã có khoảng 85.000 con bò sữa đạt chuẩn đặc cấp theo tiêu chuẩn của Bộ NNPTNT.

Theo đó, trọng lượng bò sữa trong độ tuổi bình tuyển (12 tháng) đạt trên 230kg. Trong nỗ lực cải tạo giống đàn bò, Trung tâm Quản lý và kiểm định giống cây trồng, vật nuôi đã phát hàng ngàn liều tinh bò sữa Canada và tinh cao sản của Israel cho Công ty Bò sữa và các hộ nuôi bò ở thành phố.

Sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM: Đột phá cây-con giống

Anh Nguyễn Văn Thiệt (ấp 2, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) thu hoạch cá cảnh. Ảnh: T.Đ

Ông Võ Văn Ngon (xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi) – chủ trang trại với 240 con bò sữa cho biết, thời gian qua trang trại của ông thường xuyên sử dụng tinh cao sản bò sữa của thành phố bởi chất lượng khá tốt. Sản lượng sữa bình quân lứa 1 đạt hơn 18kg/con/ngày.

Cùng với bò sữa, các loại lan cắt cành cũng được nhiều đơn vị tập trung sưu tập, nghiên cứu, lai tạo giống. Đến nay, các trường, viện đã sưu tập được 350 giống hoa lan, trong đó có 136 giống lan rừng Việt Nam, 110 giống lá kiểng, 60 giống hoa nền và 100 giống dược liệu.

Ông Phạm Đình Dũng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, cho biết năm qua trung tâm đã thực hiện công tác khảo nghiệm các giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết ở thành phố.

Trong đó, trung tâm đã thực hiện khảo nghiệm các giống hoa lan hồ điệp cấy mô thế hệ 2 (Đài Loan), lan Dendrobium nắng cây cấy mô thế hệ 1 (Thái Lan), lan Dendrobium cấy mô thế hệ 1 (Thái Lan)... và sẽ sớm chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cho người dân.

Phải “bao trọn gói”

"Thông qua việc hoàn thiện quy trình nhân giống invitro, khảo nghiệm cây giống, cung cấp cây giống... , Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM đã cung cấp cho thị trường nhiều loại cây giống chất lượng cao, đóng góp hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng của thành phố”.

Ông Phạm Đình Dũng

Hiện nay, ngoài các trung tâm, trường, viện, TP.HCM còn có khoảng 35 phòng cấy mô, cung cấp 14 triệu giống cây mô hoa kiểng mỗi năm. Ngoài ra, TP.HCM còn có khoảng 47 doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh giống cây, trong đó có 42 DN sản xuất và kinh doanh hạt giống, đa số là DN tư nhân.

Mặc dù vậy, trình độ phát triển ngành giống của thành phố hiện vẫn chưa toàn diện, chưa theo kịp một số nước trong khu vực, nhất là khâu quản lý, làm chủ khoa học công nghệ, cơ sở và thiết bị vẫn còn hạn chế khi giống trong nước chịu sự canh trạnh ngày càng gay gắt từ giống ngoại nhập.

Tại cuộc họp báo về việc chuyển giao giống nông nghiệp chất lượng cao của Israel cho nông dân Việt Nam diễn ra tại TP.HCM mới đây, ông Gur Katz – Giám đốc điều hành Tập đoàn Nông nghiệp quốc tế Agriculture Technology International Group (Israel) cho rằng, chỉ cung cấp giống chất lượng cao là chưa đủ, mà còn phải hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất, hỗ trợ hệ thống tưới tiêu... Nói như ông Gur Katz là phải “bao trọn gói” và làm đồng bộ với nông dân với từng mô hình thì mới hy vọng đột phá tăng giá trị sản xuất.

theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 231562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73278533