18:53 EDT Thứ bảy, 06/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất thân thiện với môi trường

Thứ năm - 20/07/2017 09:45
Trước tác động ngày càng gia tăng của ô nhiễm, biến đổi khí hậu, nông dân ngày càng ý thức hơn trong việc sản xuất nông sản sạch, thân thiện với môi trường. Nhiều mô hình sản xuất của nông dân An Giang không chỉ tạo ra nông sản sạch, chất lượng, tăng giá trị cạnh tranh mà còn góp phần phát triển sản xuất bền vững.

Trồng lúa không sử dụng thuốc trừ sâu/rầy

Từ năm 1994, An Phú đã triển khai mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu/rầy. Ông Nguyễn Văn Gấu (ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu), một trong những người đầu tiên được tổ chức FAO tập huấn và chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, chia sẻ: “Lúc đầu, tôi làm thử vài công ruộng không sử dụng thuốc trừ sâu/rầy để so sánh hiệu quả ra sao. Với những gì học được từ các lớp tập huấn IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), tôi mạnh dạn áp dụng vào ruộng lúa của mình. Vụ lúa đầu tiên cho năng suất rất tốt, cao hơn ruộng sản xuất bình thường gần chục giạ/công. Thấy có hiệu quả, từ đó đến nay, tôi đều áp dụng canh tác lúa không sử dụng thuốc sâu/rầy cho toàn bộ diện tích lúa của mình gần 3 héc-ta”.

Ông Mai Văn Bộ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú, cho biết: Mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu/rầy giúp nông dân hạ giá thành sản xuất. Mô hình này đòi hỏi nông dân theo dõi thường xuyên diện tích sản xuất, bởi trong thời gian canh tác 3 tháng, hầu như chỉ có 3 loại gây hại lúa là bọ trĩ, sâu cuốn lá và rầy nâu. Để phòng tránh bọ trĩ, cần vệ sinh đồng ruộng, xuống giống đồng loạt (nhất định phải chọn giống xác nhận) và điều chỉnh lượng nước hợp lý. Mỗi vụ lúa thường có 2-3 đợt rầy nâu xuất hiện, nên phải theo dõi thường xuyên để đặt bẫy, bơm tháo nước để “rửa trôi” rầy nâu. Tuyệt đối không phun xịt thuốc trừ sâu/rầy, trừ chế phẩm sinh học. Đồng thời, trồng hoa (sao nhái, cúc, vạn thọ…) trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch tiêu diệt sâu/rầy… Huyện An Phú đang nhân rộng mô hình sản xuất lúa không sử dụng thuốc trừ sâu/rầy, với tổng diện tích trên 548 héc-ta tại 4 xã: Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Phú Hữu và Quốc Thái. Hướng tới, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu/rầy và mở rộng diện tích lên 2.000 héc-ta vào năm 2020… Ngoài ra, An Phú còn thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ với Tập đoàn Lộc Trời, diện tích 335 héc-ta trồng các giống lúa chất lượng cao.

Trồng rau sạch trong nhà lưới

Mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới tại xã Phú Hữu, Khánh An và thị trấn An Phú (An Phú) là điển hình trong việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp ở An Giang. Rau màu, dưa lê, dưa lưới, cà chua… trồng trong nhà lưới phát triển tốt, cho năng suất cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mà lợi nhuận mỗi năm hơn 100 triệu đồng/1.000m2, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới tại thị trấn An Phú đã khẳng định hiệu quả của quy trình sản xuất đúng hướng. Nhà lưới 1.000m2 do Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao An Phú đầu tư thực hiện mô hình trồng dưa lưới. Thành công của mô hình là sản xuất theo quy trình tưới nhỏ giọt, tiết kiệm chi phí và đầu ra ổn định. Sau mỗi vụ, sản phẩm được công ty liên kết bao tiêu, nông dân có lãi từ 30-50 triệu đồng/1.000m2/vụ (hơn 3 tháng). An Phú quy hoạch đến năm 2015 có 1.560 héc-ta và đến năm 2020 có 1.870 héc-ta sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, An Giang đã phát triển sản xuất rau sạch trong nhà lưới, nhà màng, bước đầu đạt những kết quả khá tốt. Theo Chi cục trồng trọt - Bảo vệ thực vật An Giang, canh tác rau an toàn trong nhà lưới có thế mạnh vượt trội ở chỗ hạn chế được 70% chi phí phun thuốc, giảm được 20% lượng phân bón, nhưng sản lượng rau thu hoạch luôn cao hơn trồng rau truyền thống từ 0,5-1 tấn/1.000m2…

An Giang đã và đang định hướng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu nhằm làm gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, cung ứng sản phẩm sạch cho thị trường. Đặc biệt, tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất gắn với nhu cầu thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm… đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.

 

Tổng diện tích quy hoạch phát triển vùng rau, dưa các loại ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh (đến năm 2030) là 2.620 héc-ta tại 6 địa phương: Chợ Mới, An Phú, Châu Phú, TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc và TX. Tân Châu.

Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 20 mô hình nhà lưới giá rẻ (diện tích 500m2/cái), với tổng kinh phí khoảng 900 triệu đồng (45 triệu đồng/cái, trong đó Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng) tại các huyện: Chợ Mới (5 nhà lưới), Châu Thành (2), Châu Phú (2), An Phú (3), TP. Long Xuyên (4), TP. Châu Đốc (2), TX. Tân Châu (2), với diện tích mỗi nhà lưới 500m2-1.000 m2. Hiện nay, các nhà lưới đã phát huy công năng, trồng các loại rau như: Cải bẹ dún, ngò rí, hành lá... và mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt, cung ứng rau sạch cho thị trường.

Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128


Hôm nayHôm nay : 51570

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 342120

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64328064