10:42 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sáng nay: Hội thảo phát triển ngô bền vững tại các tỉnh phía Bắc

Thứ sáu - 14/07/2017 20:23
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực có vị trí quan trọng sau cây lúa, vì thế cần rất nhiều giải pháp để phát triển. Với mục tiêu đóng góp thêm các giải pháp, trong hai ngày 14 và 15.7 tại Sơn La, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp Báo NTNN, Câu lạc bộ phóng viên nông nghiệp - nông thôn tổ chức Hội thảo “Phát triển ngô bền vững tại các tỉnh phía Bắc”.

Tham dự hội thảo có: Ông  Trần Xuân Định- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT); ông Phan Huy Hà- Phó Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt, ông Dương Gia Định- Chi cục trưởng Chi cục TT và BVTV tỉnh Sơn La.

Đến tham dự với hội thảo ngày hôm nay, còn có đại diện của Sở NN-PTNT các tỉnh: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình... Có đại diện của CropLife Việt Nam, các công ty, đại lý, cùng các bà con nông dân; đại diện các cơ quan báo, đài.

Tăng cường truyền thông về cây ngô

Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực có vị trí quan trọng sau cây lúa, mặc dù không còn được sử dụng nhiều làm lương thực, nhưng ngô vẫn là cây quan trọng đối với nhiều vùng đồng bào dân tộc miền núi cao;

Trong hơn một thập niên qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và to lớn trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh tác, phân bón và thị trường tiêu thụ,... sản xuất ngô thời gian qua đã làm thay đổi căn bản nghề trồng ngô ở nước ta và là động lực quan trọng thúc đẩy mở rộng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân, nhất là các tỉnh miền núi.

Chính vì thế, trong 2 ngày 14 và 15.7, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Báo NTNN, CLB phóng viên tam nông tổ chức Hội thảo  Hội thảo Phát triển ngô bền vững tại các tỉnh phía Bắc nhằm mục đích: Cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển của cây ngô hiện nay, các giải pháp nhằm phát triển cây ngô bền vững tại các tỉnh phía Bắc; đặc biệt tăng cường công tác truyền thông- thông tin về cây ngô đến với bà con nông dân và xã hội.

Theo Trung tâm Tin học- thống kê (Bộ NNPTNT), năm 2016, diện tích ngô của Việt Nam đạt hơn 1,15 triệu ha (chiếm 0,65% diện tích ngô toàn thế giới; 1,94% diện tích ngô châu Á; 11,6% diện tích ngô khu vực Đông Nam Á), và Việt Nam đứng thứ 24/166 nước trồng ngô trên thế giới.

  Nông dân Phú Thọ ngày càng mở rộng diện tích trồng ngô. ảnh: H.L

Hiện nay, tổng diện tích đất trồng ngô toàn quốc năm 2015 khoảng trên 1 triệu ha, trong đó vùng Trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất trồng ngô lớn nhất (474.000ha), chiếm 45,81% diện tích đất trồng ngô toàn quốc.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay, tỷ lệ sử dụng giống ngô lai trong sản xuất đạt gần như tuyệt đối (100% diện tích gieo trồng). Tổng số giống ngô lai có mặt trong sản xuất khoảng trên dưới 50 giống do các công ty trong và ngoài nước cung cấp. Hàng năm, tổng lượng hạt giống ngô cung cấp cho sản xuất khoảng trên dưới 20.000 tấn (bao gồm cả giống sản xuất trong nước và giống nhập khẩu).

Kể từ năm 2014, Việt Nam chính thức chấp nhận ứng dụng ngô chuyển gen (GMO). Tính đến hết tháng 6.2017, Bộ NNPTNT đã công nhận đặc cách tổng cộng 16 giống ngô biến đổi gen. Theo báo cáo của các đơn vị có giống ngô biến đổi gen được công nhận, đến hết tháng 3, tổng lượng hạt giống ngô GMO đã nhập khẩu khoảng 1.500 tấn (tương đương với khoảng gần 100.000ha diện tích gieo trồng) và là giống ngô chứa 2 sự kiện kháng sâu đục thân kháng thuốc trừ cỏ gốc glyphosate.

Định hướng phát triển cây ngô

Theo Cục Trồng trọt, dự kiến đến năm 2020, cả nước gieo trồng 1,16 – 1,26 triệu ha ngô, phân bổ ở các vùng như đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ NNPTNT đã đề nghị, về công tác quy hoạch: Trên cơ sở quy hoạch sản xuất ngô toàn quốc, các tỉnh/thành phố rà soát quy hoạch sản xuất ngô trên địa bàn trong quá trình điều chỉnh các phương án quy hoạch chuyên ngành có liên quan. Phương án quy hoạch cần gắn chặt sản xuất với thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ngô.

Về giống: Chọn tạo những giống lai năng suất, chất lượng cao, kháng sâu; những giống lai chịu lạnh, hạn, úng, phèn...; những giống có hàm lượng Protein cao, sinh khối lớn phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi; những giống ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp...) nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất.

Ruộng ngô biến đổi gen của gia đình ông Nguyễn Văn Nam ở xóm 2, xã Hạnh Lâm, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Truyền hình Nghệ An

Đối với tổ chức sản xuất: Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết với nông dân/HTX sản xuất, thu mua ngô tươi tại các vùng sản xuất tập trung để sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp/tổ chức/HTX/cá nhân đầu tư hệ thống sấy ngô cho nông dân tại các vùng sản xuất tập trung.

Riêng về thị trường đầu ra cho sản phẩm, theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, hiện nay sản xuất ngô trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40-45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, sản xuất ngô trong nước tiếp tục hướng vào thị trường nội địa. Vấn đề cần đặt ra đối với sản xuất ngô trong thời gian tới là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với ngô nhập khẩu.

Chính vì thế, Cục Trồng trọt đề xuất, cần: Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định số 915 ngày 27.5.2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên./.

                                                                                                                                                                                                                                              Theo Thiên Hương - Hà Linh/Dân Việt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 60400

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 433227

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73480198