02:30 EST Thứ ba, 19/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sóc Trăng nuôi trồng thủy sản năm 2019 thắng lớn

Thứ hai - 23/12/2019 10:32
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội nghị “Tổng kết sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2019, triển khai kế hoạch, giải pháp năm 2020”.
Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng báo cáo kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng năm 2019 và triển khai kế hoạch, giải pháp năm 2020.

Năm 2019, toàn tỉnh Sóc Trăng thả nuôi được 78.968ha thủy sản, đạt 108,3% kế hoạch và tăng 1,43% so với năm 2018; tổng sản lượng đạt 211.037 tấn. Trong đó, diện tích thủy sản nước ngọt là 21.468ha, tổng sản lượng 60.687 tấn; diện tích nuôi tôm nước lợ 57.500ha, sản lượng 150.350 tấn, năng suất tôm nuôi bình quân là 4,4 tấn/ha đối với tôm thẻ chân trắng và 1,5 tấn/ha đối với tôm sú.

Đáng chú ý là diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chỉ có 8,8% tổng diện tích thả nuôi, thấp nhất từ trước đến nay. Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng và sự nỗ lực của ngành nông nghiệp, sự phối hợp của các sở ngành có liên quan và các địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quan trắc môi trường và dịch bệnh, quản lý giống, vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết,…

Năm 2020, ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt 73.700ha diện tích thả nuôi và sản lượng đạt 253.000 tấn. Hội nghị cũng đã được nghe các báo cáo, ý kiến tham luận của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh về tình hình thiệt hại trên tôm và biện pháp phòng tránh; Trung tâm Khuyến nông tỉnh báo cáo các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả; Công ty Điện lực Sóc Trăng báo cáo tình hình cung ứng điện và kết quả triển khai mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm.

Ngoài ra, Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (Icafis) chia sẻ về tình hình triển khai liên kết chuỗi giá trị tôm tại Sóc Trăng. Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã đánh giá cao kết quả đạt được của ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng trong năm 2019, đặc biệt là diện tích và sản lượng tôm nước lợ đều vượt chỉ tiêu kế hoạch, góp phần rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

Hướng tới, ngành thủy sản Sóc Trăng tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, khắc phục những hạn chế; thực hiện tốt các giải pháp, như tổ chức thực hiện liên kết “6 nhà”, ngoài “4 nhà” là nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học thì cần có thêm nhà trung gian và ngân hàng.

Đồng thời, tổng hợp và nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả; thực hiện cấp mã số cho các cơ sở nuôi, ao nuôi tôm; triển khai thực hiện tốt quy trình phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm; công tác quan trắc môi trường tự động; tổng kết và nhân rộng các chuỗi sản phẩm thủy sản có hiệu quả;…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN- PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện tốt các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản.

Đó là, thực hiện quy hoạch chuyên ngành nuôi trồng thủy sản theo Luật Quy hoạch mới; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật như khuyến cáo lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quan trắc, thông tin về điều kiện thời tiết, môi trường, thông tin cảnh báo dịch bệnh,…

Thực hiện tốt các giải pháp về quản lý nhà nước như kiểm soát chất lượng tôm giống nhập tỉnh, chất lượng thức ăn và vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản,…; các giải pháp về tổ chức sản xuất như hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

TĂNG THANH CHÍ/nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 31922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 797485

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71024800