12:14 EDT Thứ hai, 29/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Quảng Ngãi

Chủ nhật - 08/10/2017 19:00
Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở tỉnh Quảng Ngãi đang có bước khởi sắc, góp phần nâng cao giá trị thu nhập, ổn định đời sống nông dân. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Quảng Ngãi vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ.
 

Nông dân huyện Mộ Ðức trồng đậu phụng trên đất cát ven biển, thu nhập cao gấp hai lần so với trồng cây ăn quả.
 

Doanh nghiệp là trụ cột

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Ðặng Văn Minh cho biết: Tỉnh xác định trụ cột để đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) chính là doanh nghiệp. Sau bốn năm Quảng Ngãi thực hiện TCCNN, đã thu hút nhiều doanh nghiệp liên kết với nông dân, đầu tư sản xuất những mô hình kinh tế lớn có hiệu quả. Nổi bật là huyện Sơn Tịnh, có 22 mô hình sản xuất thông qua việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Ngoài ra, huyện còn thực hiện thành công mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân đầu tư sản xuất ngô thương phẩm làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi trên đất lúa kém hiệu quả, tại các xã Tịnh Sơn, Tịnh Hà với hơn 20 ha. Dự án phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi, làm tăng giá trị thương phẩm đáng kể.

Huyện Mộ Ðức đã quy hoạch ba vùng kinh tế động lực để TCCNN, trong đó, ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và vùng sản xuất an toàn. Tại vùng kinh tế trọng điểm phía tây của huyện có khoảng 200 ha, hiện nay các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư sản xuất nông nghiệp xanh như: Công ty Xuất nhập khẩu bao bì TP Hồ Chí Minh đã sản xuất mô hình trồng khoai lang Nhật Bản xuất khẩu, với quy mô 200 đến 250 ha. Trước mắt, mô hình này sẽ được trồng thử nghiệm khoảng 2,8 ha tại xã Ðức Lân theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Tất cả quy trình từ khâu làm đất bằng máy và hệ thống tưới phun đều tự động, vừa tiết kiệm nước tưới, vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tú Sơn 1 Nguyễn Mậu Biên cho biết: “Dự án trồng khoai lang Nhật Bản xuất khẩu là mô hình mới, trước giờ người dân địa phương chưa biết. Khi dự án triển khai thành công và được nhân rộng, sẽ tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Do đó, địa phương luôn chú trọng, đẩy mạnh việc giao đất cho nhà đầu tư”. Mặc dù tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ được xem là ngành mũi nhọn tại vùng trung tâm huyện nhưng Mộ Ðức đã mời gọi nhà đầu tư liên kết nông dân sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa theo hướng nông nghiệp sạch (VietGAP), đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với quy mô từ 1.500 đến 2.000 ha. Ðối với vùng kinh tế trọng điểm phía đông, huyện tập trung xây dựng vùng sản xuất an toàn rau, củ, quả; đã thu hút một số doanh nghiệp liên kết với nông dân đầu tư những dự án trồng hành tỏi, bầu, bí, đậu các loại trên đất cát ven biển, với quy mô hàng chục héc-ta. Ðây là sự phát triển sản xuất đúng hướng, mở ra nhiều cơ hội về giải quyết việc làm cho người dân địa phương, đồng thời khai thác được lợi thế của đất, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ tịch UBND huyện Mộ Ðức Trần Văn Mẫn cho biết: Ngoài việc đẩy mạnh liên kết nhà đầu tư, huyện có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân dồn điền, đổi thửa, mua các loại máy móc, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chuyển giao các loại giống cây trồng, vật nuôi mới với quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm năng suất, chất lượng cao. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nông dân đổi mới tư duy, nhận thức rõ hơn về cơ chế, chính sách, hình thức hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và trách nhiệm của địa phương, của thôn xóm, của mỗi gia đình trong xây dựng nông thôn mới, gắn với TCCNN.

Những nút thắt cần tháo gỡ

Ðến nay, sau bốn năm thực hiện Ðề án TCCNN, Quảng Ngãi đã đạt tốc độ tăng trưởng 3,9%; giá trị sản xuất bình quân gần 70 triệu đồng/ha, tỷ trọng chăn nuôi chiếm gần 43%; độ che phủ rừng đạt hơn 49%... Toàn tỉnh đã chuyển gần 1.400 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, dồn điền, đổi thửa hơn 1.800 ha, xây dựng 95 cánh đồng lớn, với diện tích gần 1.300 ha. So với kế hoạch, các chỉ tiêu đều đạt và vượt, nhưng còn thiếu tính bền vững và còn nhiều trở ngại.

Trước hết, công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo vùng tập trung chuyên canh chưa được quan tâm đúng mức. Theo định hướng của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi, loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh và còn khả năng tăng giá trị gia tăng là lúa, bắp và hành, tỏi Lý Sơn... nhưng hiện nay sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, không đủ diện tích để xây dựng cánh đồng lớn, chưa thu hút được doanh nghiệp có tiềm lực vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, tập trung tại thành phần kinh tế cá thể. Chưa phát huy được vai trò của kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, doanh nghiệp nhà nước, liên kết sản xuất còn rời rạc. Diện tích cây trồng bảo đảm an toàn thực phẩm, chứng nhận VietGAP chưa đủ lớn để hình thành vùng sản xuất hàng hóa an toàn.

Công tác quản lý kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp tại cơ sở còn nhiều bất cập. Nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp, trong khi khả năng huy động nguồn lực trong nhân dân không nhiều. Hạ tầng kỹ thuật vùng nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm không ổn định. Việc “giảm lúa, tăng bắp” chưa thật sự giúp nông dân yên tâm khi chưa có chuỗi liên kết sản xuất, đầu ra còn phụ thuộc nhiều vào thương lái, điệp khúc được mùa rớt giá thường xuyên tái diễn.

Ðối với ngành chăn nuôi, nông dân chưa chủ động được thị trường tiêu thụ, cho nên vẫn bấp bênh. Ðơn cử như chăn nuôi bò, xác định đây là đối tượng chiếm lợi thế cạnh tranh trong chăn nuôi nông hộ, chính quyền và ngành chăn nuôi khuyến khích nông dân tăng đàn, thực hiện chương trình Zêbu hóa đàn bò, nhằm nâng cao tầm vóc và chất lượng đàn bò thịt. Tuy nhiên, vì phụ thuộc vào thị trường, lại chưa được định hướng thông tin kịp thời, nông dân thường rơi vào cảnh “tái đàn lúc giá tăng, giảm đàn khi giá thấp”, khiến hiệu quả chăn nuôi thấp, thậm chí thua lỗ.

Kinh tế hợp tác, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp vẫn chưa thật sự là chỗ dựa vững chắc cho nông dân trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn nông thôn còn hạn chế. Số lượng mô hình, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, chất lượng chưa cao, trong khi đó phần lớn người sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nghề hoặc tập huấn kỹ thuật còn thấp. Hiện nay, vẫn còn nhiều địa phương chưa xác định được đối tượng cây trồng, vật nuôi để tập trung đầu tư phát triển sản xuất.

Thực tế, TCCNN không chỉ cần tuân theo quy luật cung - cầu, mà phải tổng hòa nhiều vấn đề, như tập quán sản xuất, mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách là “điểm tựa” quan trọng cho tái cơ cấu ngành, song đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại; một số chính sách chưa thật sự đi vào cuộc sống như: hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch và khuyến khích phát triển cơ giới hóa, người dân khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng…

Ðể tiếp tục thực hiện đồng bộ các nội dung TCCNN gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ngãi tập trung chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; tăng cường quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch, phát triển các ngành hàng chủ yếu, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, các giải pháp đối với nông sản chất lượng cao, đặc trưng của tỉnh. Ðẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao để chuyển dịch nhanh, toàn diện cơ cấu cây trồng, vật nuôi hàng hóa; phát triển nhanh cơ giới hóa sản xuất. Phát triển thêm các tổ hợp tác, HTX chuyên ngành, làm đầu mối triển khai các mô hình liên kết chuỗi giá trị; tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Sớm nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác và liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ các mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa tập trung. Thí điểm mô hình nông dân góp vốn cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thu hút mạnh sự đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn và tích cực triển khai các chương trình hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp lớn. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Triển khai hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho nông dân, gắn đào tạo nghề với tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên nguồn lực, chính sách thu hút đầu tư; hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo minh Trí/ Báo Nhân Dân .vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 107

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 59750

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1411971

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65397915