00:15 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo cú hích phát triển nông, lâm nghiệp ở vùng cao Yên Bái

Thứ ba - 10/10/2017 00:41
Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nhất là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng sản xuất.
Với nhiều cơ chế, chính sách mời gọi các nhà đầu tư cùng hoạt động quảng bá, giới thiệu, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm…, tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn này đang nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát huy thế mạnh, lợi thế của mình.

Người dân thôn Trung Tâm xã Thượng Bằng La (Văn Chấn, Yên Bái) trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Cải thiện cơ chế thu hút đầu tư

Để tạo cơ chế thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp, từ đầu năm, tỉnh đã ban hành kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, Yên Bái tích cực, chủ động lựa chọn và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức xúc tiến đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường giải phóng mặt bằng; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch...

Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ cũng được ban hành nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư như: san tạo, giải phóng mặt bằng; đầu tư kết cấu hạ tầng; kinh phí đào tạo lao động địa phương và hoạt động xúc tiến thương mại…

Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư cũng được rút từ 15 ngày xuống còn từ 5 - 7 ngày. Thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng, thuê đất đai, cấp điện nước, đánh giá tác động môi trường và các thủ tục hành chính khác liên quan đến doanh nghiệp được Yên Bái cam kết không quá 7 ngày.

Ngoài ra, tỉnh Yên Bái cũng đã tăng cường kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; đẩy mạnh quy hoạch chi tiết, quy hoạch sản xuất; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định chồng chéo, không phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, ưu đãi đầu tư, đơn giá thuê đất, thuê mặt nước…

Hiện, tỉnh Yên Bái có tổng số 388 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 52.000 tỷ đồng và gần 202 triệu USD; trong đó, có 38 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

Cùng với việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các chính sách đã tác động trực tiếp phát triển hiệu quả vùng nguyên liệu chuyên canh một số sản phẩm nông nghiệp, từ đó thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Hiệu quả bước đầu

Những cây chè shan tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chiến lược trong và ngoài nước với số vốn lớn, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang phát huy tốt hiệu quả trong kinh doanh, kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá lớn trong phát triển nông nghiệp hàng hóa giá trị cao ở Yên Bái.

Điển hình như dự án đầu tư chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn của Công ty Nippon Zoki Việt Nam. Dự án này đã được tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi về hồ sơ đầu tư, thiết kế dự án, thủ tục hành chính, vận dụng chính sách ưu đãi doanh nghiệp về thuế, đất đai, chăn nuôi, chế biến và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong một thời gian ngắn. Với số vốn 1.700 tỷ đồng, đây là một trong số những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực này tại Yên Bái, đang phát huy tốt hiệu quả kinh doanh, tạo nhiều việc làm và đang mở ra hướng mới trong phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao.

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Mù Cang Chải hiện cũng đang xây dựng Tổ hợp Kinh tế miền núi Yên Bái với tổng số vốn đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng tại xã Nậm Khắt. Trong tổ hợp có nhà máy sản xuất trà sơn tra, trà xanh, khi đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ là một trong bốn mắt xích của chuỗi sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển vùng sản xuất chuyên canh cây sơn tra và cây chè vùng cao ở các huyện phía Tây của tỉnh.

Các doanh nghiệp nông nghiệp với quy mô đầu tư lớn trên địa bàn sẽ trở thành động lực quan trọng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, ổn định giá cả, nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, giúp mang lại lợi ích trực tiếp cho người nông dân và góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Bên cạnh việc thu hút một số doanh nghiệp chiến lược với số vốn lớn tham gia đầu tư, với việc bước đầu hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, Yên Bái cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia hình thành nên các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vùng chuyên canh quế của Yên Bái hiện có diện tích gần 60.000 ha, sản lượng tinh dầu quế mỗi năm đạt hơn 600 tấn. Diện tích quế tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Yên với hơn 40.000 ha. Tại đây, cây quế đã có chỉ dẫn địa lý, có văn bằng bảo hộ, trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia trong việc hình thành chuỗi sản xuất từ khâu trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm là rất lớn.

Huyện Văn Yên hiện đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào chuỗi sản xuất đối với cây quế; trong đó, có 12 nhà máy sản xuất, chế biến tinh dầu quế; 16 doanh nghiệp, hợp tác xã gia công sơ chế, kinh doanh quế vỏ, 9 hợp tác xã chế biến gỗ quế và hàng nghìn hộ thu mua, gia công, sơ chế, kinh doanh các sản phẩm quế.

Ông Lưu Trung Kiên, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Văn Yên cho biết, các sản phẩm từ cây quế của địa phương đã được xuất khẩu rộng rãi sang các thị trường: Mỹ, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Thành công đó có vai trò rất lớn của việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp trên địa bàn. Tới đây, huyện Văn Yên tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế để tiếp tục nâng cao giá trị của loại cây trồng này. Để đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ quế, tỉnh đã chỉ đạo huyện Văn Yên tổ chức lễ hội quế hàng năm.

Tại huyện Văn Chấn bước đầu hình thành một số vùng chuyên canh nguyên liệu với diện tích lên tới hàng nghìn ha; trong đó, có một số sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu tập thể như: cam Văn Chấn, chè Suối Giàng… Đây là tiềm năng lớn để huyện vùng cao này thu hút các doanh nghiệp đầu tư, từ đó khai thác các tiềm năng, phát triển thế mạnh của mình.

Ông Hồ Đức Hợp, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tập trung vào các giải pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của những vùng sinh thái tại địa phương; đẩy mạnh thực hiện thu hút, mời gọi doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, từ đó mang lại giá trị ngày càng cao trong sản xuất nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Từ năm 2015, Yên Bái đã thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Điểm đặc biệt của Đề án là được xây dựng với sự tích hợp đồng bộ các chính sách trong mời gọi đầu tư để thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm tạo ra các chuỗi liên kết, tạo động lực phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.

Ông Trần Thế Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Yên Bái cho biết, doanh nghiệp, hợp tác xã là mắt xích quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Để phát triển được một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị cao, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan để có những chính sách hỗ trợ cụ thể, đẩy mạnh thu hút đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
 
Theo Đinh Hữu Dư (TTXVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173


Hôm nayHôm nay : 24994

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 687520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70914835