01:15 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tây Bắc: Những mô hình kinh tế hiệu quả cao

Chủ nhật - 24/06/2018 22:14
Trung du miền núi phía Bắc với lợi thế về tiềm năng đất đai, khí hậu... thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng như: trồng đào Pháp, nấm, bí, lúa... đều cho hiệu quả cao.

Hiệu quả mô hình trồng đào Pháp ở Pú Nhi

Vườn đào Pháp của gia đình anh Hạng A Sùng, bản Phù Lồng A - một trong những hộ có thu nhập cao nhất từ cây đào Pháp của xã Pú Nhi (Ðiện Biên Ðông – Điện Biên).

dao-phap.jpg

Anh Sùng chia sẻ: Năm 2013, từ chương trình trồng thí điểm cây đào Pháp của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tại địa phương và được cán bộ khuyến nông xã, huyện tuyên truyền về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 2.000m2 đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây đào Pháp. Ðào Pháp thuộc loại cây lưu niên, chỉ cần trồng một lần sau đó cho thu hoạch lâu dài, đỡ tốn công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế khá ổn định. Trong 2 năm đầu mới trồng, cây còn nhỏ, gia đình anh Sùng trồng lạc, đỗ tương để có thêm thu nhập và đỡ công làm cỏ. Vì là đào ghép nên cây sinh trưởng phát triển rất nhanh chỉ sau 3 năm đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Bắt đầu từ vụ thứ 2 trở đi cho thu hoạch đều và quả nhiều hơn. Như năm nay gia đình anh Sùng mới thu hoạch hồi cuối tháng 4, trừ chi phí thu lãi gần 20 triệu đồng.

Cũng là hộ trồng nhiều đào của bản Phù Lồng A, anh Hạng A Cớ chia sẻ: Sau một thời gian trồng, tôi thấy cây đào Pháp phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương cho năng suất cao, chất lượng quả đẹp, to đều; kỹ thuật chăm sóc cũng không quá phức tạp. Hiện, đầu ra khá thuận lợi vì hàng năm thương lái đến tận vườn thu mua với giá từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Vụ thu hoạch đào vừa qua gia đình cũng bán được hơn 10 triệu đồng. Nhờ trồng đào kinh tế gia đình mình khấm khá hơn, không chỉ có điều kiện nuôi các con ăn học mà còn tích góp mua được 1 chiếc xe máy.

Hiện nay, diện tích đào pháp cho thu hoạch ở xã Pú Nhi khoảng 3ha tập trung chủ yếu ở các bản Phù Lồng A, B, C. Nhận thấy đây là cây có thể xóa đói giảm nghèo cho người dân, năm 2016 thông qua Nghị quyết 30a, cán bộ xã đã vận động bà con trồng thêm 12,54ha đào Pháp, nâng tổng diện tích đào của toàn xã lên hơn 15ha.

Hiệu quả mô hình sản xuất giống lúa thuần LH12

Mô hình sản xuất giống lúa LH12 do Trung tâm Giống Nông nghiệp Lào Cai thực hiện, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức thâm canh đến năng suất và chất lượng sản phẩm để xây dựng mô hình liên kết sản xuất giống lúa LH12 theo chuỗi giá trị có sự tham gia của 4 nhà; đồng thời, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm gạo chất lượng LH12 trên địa bàn tỉnh.

l2.jpg

Vụ xuân năm 2018, mô hình được thực hiện với quy mô 25ha tại 3 huyện Bảo Thắng (5ha), Bắc Hà (10ha) và Sa Pa (10ha). Qua theo dõi, giống lúa LH12 sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Bộ lá đứng, khả năng đẻ nhánh khá (5 đến 7 dảnh/khóm); hạt nhỏ dài, màu vàng sáng, tỷ lệ hạt lép thấp. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, giống lúa LH12 tương đối sạch bệnh, nhất là rầy và đạo ôn; năng suất lúa bình quân đạt 70 tạ/ha, cao hơn 10 đến 12 tạ, giá trị kinh tế mang lại cho người dân cao hơn 6 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà.

Đại diện các đơn vị liên kết sản xuất và các hộ dân thực hiện mô hình đã đánh giá chất lượng và sự thích ứng của giống lúa LH12: Đây là giống lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, gạo dẻo, ngon… Người dân tham gia mô hình mong muốn có thể tiếp tục thực hiện mô hình và đề nghị mở rộng diện tích trong thời gian tới.

Hiện nay, sản phẩm lúa LH12 đã được xây dựng thương hiệu, bao bì, chuyển giao cho Công ty TNHH Thùy Dung và Trung tâm Giống nông nghiệp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị cũng đã có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu với các hộ dân và hợp đồng được trên 150 tấn thóc thương phẩm...

Mô hình trồng bí lấy hạt của Phù Nham

Những năm gần đây, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Phù Nham, huyện Văn Chấn đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần so với trồng lúa.

mo-hinh-trong-bi.jpg

Anh Hà Văn Mận ở thôn Bản Khộn có 1 mẫu đất để trồng lúa, ngô, song năng suất, hiệu quả  kinh tế mang lại không cao. Nhận thấy mô hình trồng bí đỏ lấy hạt mang lại hiệu quả kinh tế, anh đã mạnh dạn đăng ký tham gia.

Anh Mận cho biết: "Những ngày đầu tiên tham gia mô hình, chúng tôi được công ty cung cấp hạt giống, cung ứng trước vật tư, được hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Đến nay, nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật, 1 mẫu bí đỏ lấy hạt của tôi luôn phát triển tốt và một năm 2 vụ, trừ chi phí còn thu về 150 triệu đồng”.

Cũng như anh Mận, chị Lò Thị Hồng cùng thôn cũng chuyển đổi 900 m2 đất trồng ngô sang trồng giống bí đỏ lấy hạt. Năm ngoái, chị nuôi thêm lợn. Bí đỏ sau khi tách lấy hạt, thịt  bí được chị ủ men vi sinh làm thức ăn cho lợn.

Chị Hồng cho hay: "Thịt bí sau mỗi vụ thu hạt sẽ được cho vào thùng, ủ men vi sinh rồi đạy kín làm thức ăn cho lợn. Loại thức ăn này có thể dự trữ được 2 tháng và lại có lượng chất vì lượng đường cao gấp nhiều lần so với ngô, sắn. Ngoài ra, khi bí ra ngọn, gia đình tôi còn cắt ngọn bán, cũng thêm được chút thu nhập”.

Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại, từ năm 2012, Đoàn xã Phù Nham đã vận động ĐVTN trong xã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng giống bí lấy hạt. Hộ ít thì 1 đến 2 sào, hộ nhiều thì cả mẫu. Hiện, toàn xã có hơn 7ha đất trồng bí lấy hạt với hơn 20 hộ ĐVTN tham gia.

Anh Hà Quang Hành - Bí thư Đoàn xã Phù Nham cho biết: "Trồng bí lấy hạt vốn có mặt ở địa phương từ năm 2007 nhưng phải đến năm 2012 mới phát triển thành mô hình với 8 hộ ĐVTN tham gia, diện tích hơn 2 ha. Sau khi tham gia mô hình, chúng tôi ký kết hợp đồng với Công ty hạt giống Tân Lộc Phát có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh thu mua hạt bí. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đòi hỏi người trồng phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định đề ra để đem lại hạt giống tốt nhất”.

Theo những người trồng bí đỏ lấy hạt ở Phù Nham, giống bí này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Đây là giống cây khỏe, ít sâu bệnh và dễ chăm bón nhưng người trồng cần áp dụng kỹ thuật sản xuất theo 1 chu trình khép kín, đảm bảo đúng yêu cầu của Công ty từ khâu làm bầu cho đến khi thu hoạch.

Mô hình sản xuất nấm ở Xuất Hóa

Từ việc sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu hiệu quả đã giúp Hợp tác xã Minh Anh, phường Xuất Hóa (TP. Bắc Kạn) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và tăng thu nhập cho các thành viên.

nam.jpg

Khi bắt đầu hoạt động hợp tác xã Minh Anh cũng gặp không ít khó khăn về vốn đầu tư mở rộng phát triển sản xuấ còn ít, quỹ đất chưa nhiều và còn nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chưa đủ đáp ứng thị trường. Qua thời gian hoạt động, cùng với sự nỗ lực của các thành viên trong hợp tác xã  mở rộng quy mô, phát triển sản xuất. Tranh thủ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, ngành nghề sản xuất thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, phế phụ phẩm góp phần cải tạo đất đai đến nay, đầu ra của sản phẩm nấm của hợp tác xã được tiêu thụ tốt, chất lượng sản phẩm được khách hàng tin dùng ủng hộ qua đó đã giải quyết thêm việc làm cho lao động địa phương.

Chị Nông Thị Biệt, Giám đốc Hợp tác xã Minh Anh cho biết: Một bịch nấm sau khi được xử lý hết các công đoạn đến lúc treo lên và được rạch bịch theo kỹ thuật sẽ cho ra thành phẩm là những bông nấm đẹp mã, tươi ngon, có mùi thơm đặc trưng của nấm như này sau 7-10 ngày. Với quy mô nhà xưởng diện tích 180m2,trong vụ sản xuất, 4.000 bịch nấm bình quân mỗi ngày thu được 50kg, bán ra thị trường giá 40.000 đồng/kg, chủ yếu giao cho các khách hàng miền xuôi.

Nguyên liệu chính để sản xuất ra nấm sò là mùn cưa. Theo quy trình sản xuất, mùn cưa khi xử lý đảm bảo yêu cầu được hấp chín, sau đó mang ra để nguội 24 tiếng mới bắt đầu cấy giống. Thời gian ươm giống trung bình từ 25 – 30 ngày, khi trên bịch nấm xuất hiện những sợi màu trắng kéo kín bịch thì đem treo, khoảng từ 05 – 07 bịch trên một dây, khoảng cách giữa các dây treo là 20cm. Khi đó chỉ tập trung chăm sóc, tưới nước đủ ẩm là có nấm thu hoạch. Ngoài nấm sò, tùy theo mùa Hợp tác xã Minh Anh còn trồng thêm nấm Linh chi và nấm Hương... cho hiệu quả kinh tế cao.

Khi Hợp tác xã hoạt động có hiệu từ việc trồng nấm, chị Nông Thị Biệt được Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh) và một số cơ sở khác trên địa bàn tỉnh mời tham gia truyền đạt kỹ thuật trồng nấm ăn sạch tại các lớp học ngắn ngày cho chị em phụ nữ trong tỉnh. Những bước đi tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế của Hợp tác xã Minh Anh đã góp phần khẳng định vai trò của kinh tế tập thể trong việc giúp người dân liên kết, gia tăng giá trị sản xuất.

 Vân Nhi (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 207


Hôm nayHôm nay : 27619

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61247824