11:41 EST Thứ tư, 27/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tây Ninh: Đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 10/12/2017 06:20
Tây Ninh là địa phương được đánh giá là đã có nhiều sáng tạo trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, cho đến nay, nhiều vùng nông thôn của tỉnh đã thực sự thay da, đổi thịt, bừng lên sức sống mới. Tất cả là do sự chung sức, đồng lòng của mỗi người dân.

Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có chung đường biên giới với nước bạn Campuchia. Tuy nhiên, tỉnh không có được nguồn lực kinh tế dồi dào như các nơi khác, vì vậy, ngay khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo tỉnh đã xác định: nguồn lực quan trọng để xây dựng chương trình này là “sức dân”, sự đồng lòng của nhân dân mới là yếu tố quyết định đến sự thành công.

Tây Ninh: Đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1

         Hội nghị triển khai xây dựng nông thôn mới

Để khơi dậy và huy động sức dân, tỉnh đã triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền thông qua việc phát hành 36.000 quyển sổ tay hỏi, đáp và 90.500 tờ rơi làm tài liệu học tập, tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ về nông thôn mới. Cùng với đó, cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách về xây dựng nông thôn mới đã đi đến tận từng hộ gia đình vận động, giải thích ý nghĩa của chương trình để mọi người hiểu và ủng hộ.

          Từ nhận thức đúng, lại có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh đã được tiến hành rất thuận lợi và thu được những kết quả tốt.

          Tây Ninh đã sáng tạo và triển khai nhiều mô hình kinh tế phù hợp giúp người dân ở khu vực nông thôn phát triển kinh tế gia đình. Đó là các mô hình như: chăn nuôi kỳ đà kết hợp gà thả vườn, nuôi giống gà nòi lai Cao Lãnh lấy thịt, nuôi rắn mối, cá cảnh, nuôi chim trĩ đỏ, nuôi rắn kết hợp nuôi ếch... Hỗ trợ khoa học – kỹ thuật vào trồng mía, trồng sắn cao sản cho năng suất và chất lượng cao. Từ kết quả đạt được, tỉnh tổng kết và nhân rộng những mô hình phù hợp như chăn nuôi heo kết hợp nuôi cá.

          Tỉnh cũng tiến hành lồng ghép các chương trình khác vào chương trình xây dựng nông thôn mới như chương trình hỗ trợ nhà ở, đặc biệt là chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Thời gian qua, Tây Ninh đã tổ chức được hàng ngàn lớp dạy nghề ngắn hạn cho hàng chục ngàn học viên là nông dân. Thông qua các lớp dạy nghề đã trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản trong trồng trọt, chăn nuôi, giúp người nông dân phát huy khả năng làm giàu trên chính quê hương mình.

Tây Ninh: Đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới - Ảnh 2

Người dân cùng chung tay góp sức làm đường giao thông nông thôn

Chỉ tính riêng trong năm 2017, từ nguồn vốn của chương trình, lồng ghép cùng các nguồn vốn khác và vận động nhân dân, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của các xã tiếp tục được quan tâm đầu tư. Do vậy, đã xây dựng, nâng cấp được 172,5 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 14,3 km kênh mương nội đồng; xây dựng 64 trường học đạt chuẩn (trong đó có 23 công trình khởi công mới); nâng cấp 13 Trung tâm Văn hóaThể thao và Học tập cộng đồng xã, 48 nhà văn hóa ấp.

Đến nay, tỉnh có 25 xã đạt tiêu chí giao thông, 72 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 74 xã đạt tiêu chí điện, 25 xã đạt tiêu chí trường học, 28 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 58 xã đạt tiêu chí chợ, 80 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông và 58 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư. Về giảm nghèo và an sinh xã hội, Tây Ninh tiếp tục thực hiện các giải pháp, chính sách giảm nghèo với các chương trình, dự án như cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ cây, con giống; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, cấp trên 24.000 thẻ BHYT cho đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới...

Từ đầu năm đến nay đã có 309 dự án mới được khởi công tại 8 xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2017, với tổng mức đầu tư 475.935 triệu đồng. Riêng ngành nông nghiệp đã xây dựng được 12 cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh đối với cây lúa, mía, thanh long ruột đỏ, dứa đã thành lập 17 Tổ liên kết sản xuất gắn với chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ…

Tây Ninh: Đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới - Ảnh 3

Hỗ trợ vốn cho người dân phát triển kinh tế gia đình

Trong giai đoạn mới, từ nay đến năm 2020, Tây Ninh sẽ đổi mới công tác triển khai chương trình để phù hợp tiến trình phát triển, nhất là huy động nhân dân tham gia nhiều hơn nữa vào công tác xây dựng. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã gắn với hoạt động phát triển sản xuất, văn hóa, đời sống tinh thần của người dân. Từng bước hình thành và hoàn thiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, khu sản xuất kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2019./.

Theo Đinh Hoa/Báo Dân Sinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 45966

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1305793

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71533108