12:52 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Đức, Xín Chải với những cung đường bê - tông nông thôn

Chủ nhật - 18/03/2018 10:34
Thực hiện Chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã Thanh Đức và Xín Chải (Vị Xuyên), tập trung thực hiện quyết liệt tiêu chí về Giao thông. Đến nay, những con đường trước đây gập ghềnh, lầy lội đã dần được phủ lên “tấm áo” bê – tông rộng, phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, giao lưu hàng hóa, nâng cao mức sống cả về tinh thần và vật chất cho đồng bào.

Người dân thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải làm đường bê-tông nông thôn.
Người dân thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải làm đường bê-tông nông thôn.

Trong thời điểm từ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Đức cảm nhận không khí ra quân, lao động của bà con trên các cung đường vào 4 thôn của xã là: Nặm Tà, Nặm Tẳm, Nặm Lạn, Nặm Nịch. Đến nay, theo thống kê của xã, nhân dân đã làm được 2.420m, trong đó, loại đường rộng 1,5m được 820m; loại đường rộng 2,5m hoàn thành 1.600m. Tổng số đường còn lại cần thi công là 1.400m. Với lượng xi - măng được cấp theo Đề án 114 (Chương trình 1 triệu tấn xi – măng của tỉnh) xã đã nhận đủ 480 tấn. Cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân trong toàn xã quyết tâm thi công hoàn thành khối lượng bê – tông trên những tuyến đường còn lại trước Tết Nguyên đán. Khi có số lượng xi – măng trên được Nhà nước hỗ trợ, người dân 4 thôn của xã Thanh Đức đã đóng góp gần 2 tỷ đồng mua vật liệu xây dựng như cát, sỏi tập kết tại chân công trình. Trên địa bàn xã không có vật liệu nên bà con phải mua tại xã Thanh Thủy, tiền vận chuyển dao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng/5m khối đến từng công trình (tiền vận chuyển cao hơn giá trị thực của vật liệu).

Đường bê-tông vào thôn Nặm Lạn, xã Thanh Đức được hoàn thiện.
Đường bê-tông vào thôn Nặm Lạn, xã Thanh Đức được hoàn thiện.

Tại xã Xín Chải, trung bình mỗi hộ đóng góp 15 triệu đồng để mua 818 mét khối cát, sỏi làm đường bê – tông. 189 hộ ở 3 thôn: Nặm Lầu, Tả Ván, Nhìu Sang đã góp trên 2 tỷ 800 triệu đồng. Với lượng xi – măng được Nhà nước hỗ trợ, người dân đã làm được trên 5 km đường rộng 2,5 mét, dầy 14 cm vào thôn Nặm Lầu. Các tuyến đến thôn Nhìu Sang, Tả Ván do địa hình dốc chỉ triển khai mở mặt bằng được loại đường rộng 2 m. Hiện nay các tuyến đường trên đang tiếp tục được bà con thi công để hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Ở Xín Chải, việc thi công có phần thuận lợi hơn cả là thôn Nặm Lầu do địa hình thuận lợi, độ dốc thấp, tiến độ thi công nhanh. Đến nay, tuyến đường từ xã đến thôn dài khoảng 5 km đã hoàn thiện được một chiều (1,5 m), chiều còn lại đang tiếp tục thi công. Riêng thôn Tả Ván và thôn Nhìu Sang có độ dốc cao, nên người dân phải thi công từng đoạn, tiến độ thi công chậm hơn. Theo đồng chí Mai Hồng Thái, Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện nay tổng số đường cần phải thi công đến các thôn còn trên 6 km nữa, ngay sau Tết Nguyên đán, xã đã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân vừa lao động sản xuất vừa triển khai công tác chuẩn bị vật liệu cũng như bố trí nhân lực tiếp tục hoàn thành số đường còn lại từ nay đến giữa năm 2018

Xã Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải là 3 xã vùng cao, biên giới của huyện Vị Xuyên, có chung điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp, kết cấu thổ nhưỡng không ổn định (chủ yếu là đất pha cát). Nơi đây bà con chỉ canh tác được 1 vụ trên đất dốc. Do địa hình có độ dốc cao nên việc san tạo mặt bằng, thi công các tuyến đường là hết sức phức tạp. Mặc dù vậy, bà con nhân dân Thanh Đức, Xín Chải đã quyết tâm, đồng lòng góp công, góp của để hoàn thành các tuyến đường bê – tông đến thôn. Là 2 xã mới ra khỏi xã vùng 3, tuy vậy tiềm lực kinh tế của bà con nơi đây còn khá eo hẹp, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, cây lương thực chỉ canh tác được một vụ. Do đó, việc để có nguồn ngân sách đáp ứng cho việc mua cát sỏi làm đường bê – tông của đa số các hộ dân đều gặp những khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó, địa hình và thổ nhưỡng ở vùng này cũng gây khó khăn rất nhiều cho việc san, tạo mặt bằng, vận chuyển vật liệu. Hầu hết bà con vận chuyển vật liệu bằng xe máy hoặc… gùi, cõng bộ, khối lượng vận chuyển mỗi lượt không nhiều nên gây chậm tiếp độ trong quá trình thi công.

Là những xã vùng cao biên giới, còn nhiều khó khăn, nhưng những cung đường bê – tông nông thôn ở Thanh Đức, Xín Chải đã dần hoàn thiện, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của bà con nơi đây. Những cung đường này chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP; giúp đồng bào đi lại thuận tiện, giao thương hàng hóa nông, lâm sản thuận lợi hơn, từ đó sẽ nâng cao thu nhập cũng như mức sống của mỗi người dân.

Người dân thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải làm đường bê-tông nông thôn.
Người dân thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải làm đường bê-tông nông thôn.

Trong thời điểm từ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất, chúng tôi có mặt tại xã Thanh Đức cảm nhận không khí ra quân, lao động của bà con trên các cung đường vào 4 thôn của xã là: Nặm Tà, Nặm Tẳm, Nặm Lạn, Nặm Nịch. Đến nay, theo thống kê của xã, nhân dân đã làm được 2.420m, trong đó, loại đường rộng 1,5m được 820m; loại đường rộng 2,5m hoàn thành 1.600m. Tổng số đường còn lại cần thi công là 1.400m. Với lượng xi - măng được cấp theo Đề án 114 (Chương trình 1 triệu tấn xi – măng của tỉnh) xã đã nhận đủ 480 tấn. Cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân trong toàn xã quyết tâm thi công hoàn thành khối lượng bê – tông trên những tuyến đường còn lại trước Tết Nguyên đán. Khi có số lượng xi – măng trên được Nhà nước hỗ trợ, người dân 4 thôn của xã Thanh Đức đã đóng góp gần 2 tỷ đồng mua vật liệu xây dựng như cát, sỏi tập kết tại chân công trình. Trên địa bàn xã không có vật liệu nên bà con phải mua tại xã Thanh Thủy, tiền vận chuyển dao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng/5m khối đến từng công trình (tiền vận chuyển cao hơn giá trị thực của vật liệu).

Đường bê-tông vào thôn Nặm Lạn, xã Thanh Đức được hoàn thiện.
Đường bê-tông vào thôn Nặm Lạn, xã Thanh Đức được hoàn thiện.

Tại xã Xín Chải, trung bình mỗi hộ đóng góp 15 triệu đồng để mua 818 mét khối cát, sỏi làm đường bê – tông. 189 hộ ở 3 thôn: Nặm Lầu, Tả Ván, Nhìu Sang đã góp trên 2 tỷ 800 triệu đồng. Với lượng xi – măng được Nhà nước hỗ trợ, người dân đã làm được trên 5 km đường rộng 2,5 mét, dầy 14 cm vào thôn Nặm Lầu. Các tuyến đến thôn Nhìu Sang, Tả Ván do địa hình dốc chỉ triển khai mở mặt bằng được loại đường rộng 2 m. Hiện nay các tuyến đường trên đang tiếp tục được bà con thi công để hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Ở Xín Chải, việc thi công có phần thuận lợi hơn cả là thôn Nặm Lầu do địa hình thuận lợi, độ dốc thấp, tiến độ thi công nhanh. Đến nay, tuyến đường từ xã đến thôn dài khoảng 5 km đã hoàn thiện được một chiều (1,5 m), chiều còn lại đang tiếp tục thi công. Riêng thôn Tả Ván và thôn Nhìu Sang có độ dốc cao, nên người dân phải thi công từng đoạn, tiến độ thi công chậm hơn. Theo đồng chí Mai Hồng Thái, Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện nay tổng số đường cần phải thi công đến các thôn còn trên 6 km nữa, ngay sau Tết Nguyên đán, xã đã tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân vừa lao động sản xuất vừa triển khai công tác chuẩn bị vật liệu cũng như bố trí nhân lực tiếp tục hoàn thành số đường còn lại từ nay đến giữa năm 2018

Xã Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải là 3 xã vùng cao, biên giới của huyện Vị Xuyên, có chung điều kiện khí hậu và địa hình phức tạp, kết cấu thổ nhưỡng không ổn định (chủ yếu là đất pha cát). Nơi đây bà con chỉ canh tác được 1 vụ trên đất dốc. Do địa hình có độ dốc cao nên việc san tạo mặt bằng, thi công các tuyến đường là hết sức phức tạp. Mặc dù vậy, bà con nhân dân Thanh Đức, Xín Chải đã quyết tâm, đồng lòng góp công, góp của để hoàn thành các tuyến đường bê – tông đến thôn. Là 2 xã mới ra khỏi xã vùng 3, tuy vậy tiềm lực kinh tế của bà con nơi đây còn khá eo hẹp, nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, cây lương thực chỉ canh tác được một vụ. Do đó, việc để có nguồn ngân sách đáp ứng cho việc mua cát sỏi làm đường bê – tông của đa số các hộ dân đều gặp những khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó, địa hình và thổ nhưỡng ở vùng này cũng gây khó khăn rất nhiều cho việc san, tạo mặt bằng, vận chuyển vật liệu. Hầu hết bà con vận chuyển vật liệu bằng xe máy hoặc… gùi, cõng bộ, khối lượng vận chuyển mỗi lượt không nhiều nên gây chậm tiếp độ trong quá trình thi công.

Là những xã vùng cao biên giới, còn nhiều khó khăn, nhưng những cung đường bê – tông nông thôn ở Thanh Đức, Xín Chải đã dần hoàn thiện, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của bà con nơi đây. Những cung đường này chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP; giúp đồng bào đi lại thuận tiện, giao thương hàng hóa nông, lâm sản thuận lợi hơn, từ đó sẽ nâng cao thu nhập cũng như mức sống của mỗi người dân.

Theo An Dương/Báo Hà Giang.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 60984

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 115520

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60437477