01:06 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa: Kinh nghiệm hay từ mô hình tổ hợp tác áp dụng cơ giới hóa

Thứ bảy - 05/07/2014 10:40
Nếu như trước đây người nông dân sản xuất lúa hoàn toàn bằng thủ công, sản lượng thấp, chất lượng không đồng đều thì nay bằng việc thay đổi phương thức tổ chức sản xuất từ quy mô hộ sang nhóm, đã giúp bà con giải phóng sức lao động, tăng năng suất, ổn định đầu ra. Đây cũng chính là cách làm mà nông dân xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng và đã thấy rõ hiệu quả trong những năm qua.

 

 

Cuối năm 2011, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, bà con xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tự nguyện góp vốn thành lập cơ sở dịch vụ cơ giới hóa Tiến Anh. Anh Bùi Tiến Lực - chủ Cơ sở cho biết, lúc đầu hầu hết bà con mới chỉ mơ hồ về chiếc máy cấy có thể thay cho 30 người nông dân hay một chiếc máy gặp đập liên hợp có thể gặt 1 sào lúa trong vòng 10 phút….chứ chưa từng được tận mắt chứng kiến và làm trực tiếp, vì vậy cơ sở lúc đầu chỉ có vài hộ tham gia. Với phương pháp tổ chức, quản lý hiệu quả, Cơ sở cơ giới hóa Tiến Anh dần thu hút sự quan tâm, chú ý của bà con trong xã, đến nay cơ sở có hơn 35 hộ tham gia hộ. Ngoài tự phục vụ sản xuất cánh đồng của gia đình, các thành viên trong cơ sở chủ yếu làm dịch vụ cho các thôn, xã khác.


Đầu năm 2012 cơ sở thầu lại của Ủy ban Nhân dân xã Định Hòa 8000m2 đất nông nghiệp và bắt đầu xây dựng cơ sở Tiến Anh, lúc đầu mới xây 1 nhà xưởng 120m2, đến nay cơ sở đã xây dựng được 400m2 nhà xưởng gần 500 m tường bao, kéo điện, làm đường ô tô tải vào được đến nơi. Về trang bị máy móc, cơ sở đã đầu tư 15.000 khay nhựa reo mạ, 1 máy reo hạt tự động (Kubota), 7 máy cấy, 1 máy cày bừa, 2 máy gặt (Kubota), với tổng vốn đầu tư 4 tỷ đồng.


Cơ sở hoạt động theo nguyên tắc cổ phần hóa, với mỗi khâu từ làm đất, gieo sạ, thu hoạch đều có nhóm chuyên trách riêng và giao máy cho từng người quản lý. Áp dụng khoán việc cho từng người lao động: Đối với máy cày bừa khoán 600.000 đồng/ha làm đất, trừ phần khoán sản phẩm người lao động còn được chia lợi nhuận theo tỉ lệ: đóng góp 30%/70% người lao động được hưởng. Đối với máy cấy, khoán 800.000 đồng/ha, ngoài ra người lao động được hưởng phần lợi nhuận theo tỉ lệ đóng góp: 30%/70%. Máy gặt khoán 600.000 đồng/ha, ngoài ra người lao động được hưởng phần lợi nhuận tỉ lệ 45%/55%. Phần làm mạ cơ sở khoán cho người lao động 1.000 đồng/khay mạ. Theo anh Bùi Tiến Lực, cách quản lý này khá thuận lợi vì người lao động có quyền lợi trong các thiết bị máy móc và họ thực sự làm chủ các thiết bị máy móc đó.


Cơ sở nhận làm dịch vụ từ khâu làm đất, làm mạ khay, cấy máy đến khâu thu hoạch, bảo đảm năng suất cho bà con. Các hộ dân trong xã có nhu cầu cấy giống gì thì cơ sở làm giống đó như giống lúa Q5, lúa lai. Vụ chiêm xuân năm 2012, cơ sở thu về tổng doanh thu 550 triệu đồng, vụ chiêm xuân năm 2013 tổng doanh thu gần 1,3 tỷ đồng từ làm dịch vụ cày bừa, làm mạ khay, cấy máy và gặt lúa.

 


Anh Bùi Tiến Lực - chủ Cơ sở Cơ giới hóa Tiến Anh trao đổi với nông dân tỉnh bạn
về  
máy gặt đập liên hợp trưng bày tại Diễn đàn Khuyến nông @ NN Phát triển tổ
hợp tác dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: H.Trà)


Theo anh Lực, để doanh thu năm sau cao hơn năm trước, cơ sở đã áp dụng cơ chế cổ phần hóa đối với người lao động, đó là người lao động tham gia quản lý máy nào, cơ sở tạo điều kiện cho cổ phần từ 30-45% tùy theo từng loại máy. Người lao động vừa được hưởng lương sản phẩm vừa được chia lợi nhuận từ chiếc máy mình đóng cổ phần và vận hành. Vì vậy người lao động yên tâm gắn bó cùng cơ sở phát triển.


Anh Lực cho biết, có được kết quả như ngày hôm nay, thời gian đầu khi mới thành lập, cơ sở phải trải qua không ít khó khăn bởi lúc đó, nhiều hộ chưa tin tưởng vào máy làm mạ khay, máy cấy, nên anh ra mạ cấy không công cho các hộ nhằm giới thiệu mô hình, quảng bá hiệu quả. Sau đó, huyện có chính sách hỗ trợ 20% tiền mua máy cấy, máy sấy, máy gặt đập liên hợp, chính quyền xã cho cơ sở thuê 1 ha làm nhà kho, bể ngâm ủ giống, sân sản xuất mạ khay; hợp tác xã chịu trách nhiệm bảo lãnh năng suất lúa bình quân để nông dân mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất.


Là tỉnh có diện tích đất gieo trồng lớn (442.700ha), Thanh Hoá chỉ mới thực hiện cơ giới hóa được khâu làm đất, các khâu còn lại như: làm mạ, cấy, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản chủ yếu do các hộ dân trực tiếp tổ chức theo phương pháp thủ công. Vì vậy trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã đầu tư, khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, trong đó Cơ sở Cơ giới hóa đồng bộ Tiến Anh là một điển hình áp dụng thành công. Hàng năm, ngoài nguồn doanh thu tiền tỷ, cơ sở còn giải quyết việc cho nhiều lao động tại địa phương. Hơn nữa, với cách làm này, nếu như trước đây cánh đồng này của thôn mỗi nhà cấy một giống, nhưng nay chỉ còn hai đến ba giống, nông dân giảm ngày công và chi phí sản xuất từ 30 – 40%; đồng thời, giải quyết được vấn đề thiếu nhân lực khi vào vụ cấy, hái.


Hiệu quả thấy rõ từ mô hình tổ hợp tác cơ giới hóa đồng bộ, tuy nhiên những khó khăn không chỉ riêng cơ sở Tiến Anh mà chung cho nhiều cơ sở, tổ hợp tác khác đó là diện tích đất canh tác trên thửa ruộng còn nhỏ, manh mún dẫn đến việc cơ giới hóa hiệu quả chưa trong khi vốn đầu tư ban đầu lớn, khấu hao nhanh.


Tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Phát triển tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp Bắc Ninh tổ chức vừa qua, anh Bùi Tiến Lực cho biết, hiện những lao động tại cơ sở của anh đều chưa qua đào tạo nên việc vận hành máy móc, thiết bị chưa được bài bản, dẫn đến máy móc khấu hao nhanh hơn so với quy định. Trong khâu làm mạ chủ yếu bà con làm theo kinh nghiệm nên cây mạ không được khỏe đẹp như mong muốn. Tại Diễn đàn anh Lực bày tỏ mong muốn các ban ngành có liên quan quan tâm hàng năm tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở làm cơ giới hóa đồng bộ 1 lần; Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn trong ba năm đầu không lãi để khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia; có chính sách cho các cơ sở cơ giới hóa đồng bộ được thuê đất lâu dài 50 năm trở lên để các cơ sở, doanh nghiệp yên tâm đầu tư làm ăn.

 

►Bà con có nhu cầu tham khảo, tìm hiểu thêm về kinh nghiệm tổ chức, quản lý tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp, có thể liên hệ với anh Bùi Tiến Lực - chủ Cơ sở Cơ giới hóa Tiến Anh theo địa chỉ: xã Định Hòa, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. ĐT: 01682.635.828.
 

 

Thanh Hà
Nguồn khuyennongvn.gov.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 30537

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 85073

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60407030