21:45 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công vẫn đến với những nông dân có cách làm độc đáo và kiên trì

Thứ tư - 15/02/2017 09:54
Giá thành để nuôi lợn theo hướng hữu cơ kiểu này đắt hơn nuôi công nghiệp khoảng 25-27% nhưng bù lại đầu ra tốt hơn hẳn. Hiện có 10 trường mầm non trong huyện đăng ký sử dụng thịt, ngoài ra còn bán lẻ ở một số cửa hàng với tổng số lượng trung bình mỗi tháng khoảng 15 tấn. Mô hình chăn nuôi độc đáo này của ông Nghiệp vẫn có lãi nhờ bán với giá ổn định 70.000-80.000đ/kg.

 

Thoái quan vi dân

Ông Nguyễn Văn Nghiệp - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 (xã Thường Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang) vốn là một cán bộ rồi lãnh đạo xã dạng thâm niên nhưng vài năm trước đã xin nghỉ hẳn để chuyên tâm vào nông nghiệp. Năm 2005 ông nuôi 1.000 gà màu lấy trứng nhưng do đi trước thời đại, quá mới ở vùng quê này nên trứng công nghiệp bán cứ bị ế không ai mua.

Lại chuyển sang nuôi lợn nái. Lúc đầu 10 con rồi dần dà 15, 20, 25, 50, 100 con. Vẫn là tư duy quen thuộc của người nông dân, lợn con đẻ ra nếu đắt đem bán, rẻ để nuôi. Đã nhiều lần ông Nghiệp băn khoăn rằng lợn rõ ràng tay mình nuôi nhưng tại sao thịt ăn cứ hôi rình trong khi miếng thịt lợn dân nuôi bằng bèo, chuối, cám lại thơm hơn, ngọt hơn.

Mất hai năm tự đốt đuốc soi đường, vừa nghĩ, vừa làm, vừa chỉnh sửa cách pha chế thức ăn sao cho lợn nuôi ở quy mô công nghiệp mà lại có chất lượng tương đương, thậm chí hơn cả cách nuôi dân dã, cuối cùng ông cũng thành công.

Trong loại thức ăn này không hề có sự hiện diện của bất kỳ thành phần đạm động vật nào mà toàn từ ngô, đậu tương, cám gạo hảo hạng cộng thêm vitamin và khoáng chất. Ông bảo con lợn ăn gì thì trả đấy. Ăn chất kích thích thì trả chất kích thích. Ăn kháng sinh thì trả kháng sinh. Để cho thịt sạch và thơm thì lợn phải ăn chay.


Ông Nghiệp đang nếm cám lợn
 

Cũng vì cách nuôi dị thường này mà nhiều lần ông đã phải tranh luận nảy lửa với dân làng bởi họ cũng cho rằng thứ lợn ăn bèo chuối, cám bã, cơm thừa canh cặn của mình là sạch. “Lợn ông sạch thì ông có dám ăn thức ăn của nó không?”. Ông hỏi. “Ơ, cái ông này, ai lại ăn thức ăn của lợn”. Họ bối rối đáp. “Thế mà tôi dám đấy”. Nói rồi ông bốc cả nắm thức ăn lên nhai nuốt ngon lành trước những con mắt đầy ngạc nhiên.

Ông bảo với tôi rằng dân mình cứ đinh ninh cho lợn ăn rau thừa, cơm thiu, đồ thối mà vẫn nghĩ là đang chăn sạch. Trưa đó, ông xởi lởi kéo tôi ngồi xuống chiếu cùng thưởng thức món “cây nhà, lá vườn”. Quả thật, ít khi nào tôi được một bữa thịt lợn thơm ngon đến vậy, ngay cả so với loại lợn “cắp nách” vẫn thường thấy trong thực đơn của các nhà hàng.

Giá thành để nuôi lợn theo hướng hữu cơ kiểu này đắt hơn nuôi công nghiệp khoảng 25-27% nhưng bù lại đầu ra tốt hơn hẳn. Hiện có 10 trường mầm non trong huyện đăng ký sử dụng thịt, ngoài ra còn bán lẻ ở một số cửa hàng với tổng số lượng trung bình mỗi tháng khoảng 15 tấn. Trong cơn chìm đắm của giá lợn vừa qua, mô hình chăn nuôi độc đáo này của ông Nghiệp vẫn có lãi nhờ bán với giá ổn định 70.000-80.000đ/kg.
 

Que đũa và nắm đũa

Đang thành công nhờ chăn nuôi tự dưng ông Nghiệp lại nổi hứng bao đồng sang nghiệp trồng trọt, không phải cho riêng mình mà là cho cả làng, cả xóm, thế mới lạ! Ý tưởng của ông là người dân góp đất vào để ông đứng ra tổ chức sản xuất và lo đầu ra dưới danh nghĩa HTX.

Dân quê vốn nghèo khổ, tài sản chẳng có gì ngoài mấy sào ruộng mà giờ lại có người đứng ra vận động góp đất thì chẳng ai tin. “Thích thì ông thuê, chúng tôi sẵn sàng”. Họ bảo thế. Với 1 tỉ tôi có thể thuê được mấy chục mẫu, thậm chí mua đứt bán đoạn cũng được vài mẫu bởi ruộng ở đây chỉ giao dịch vào khoảng 20 triệu/sào là cùng nhưng tôi không thích vì muốn còn giúp đỡ cho bà con. Ông giãi bày. “Làm gì có ai lại chịu làm không công cho mọi người?”. Dân vẫn hoài nghi. Đến nước này thì ông “độp” thẳng luôn: “Thu nhập 1 sào ruộng của bà con giỏi được 1-2 triệu đồng/năm trong khi trại lợn nhà tôi mỗi tháng thu cũng nửa tỉ, công đâu mà tôi lừa? Tôi chỉ muốn tổ chức lại sản xuất sao hiệu quả, muốn tạo thêm công ăn việc làm cho bà con mà thôi”.

13-39-28_dsc_7047
Mô hình nhà màng của HTX
 

Cũng chỉ có mấy anh em trong họ vì nể nang mà ủng hộ. Không nản chí, tối nào ông cũng đi hết nhà nọ sang nhà kia để tỉ tê, thuyết phục. Số diện tích tham gia vì thế không ngừng tăng, từ 1 ha lên thành 8 ha. Ngày 7/1/2017 HTX Nông nghiệp Đồng Tâm chính thức ra mắt với thành viên toàn là những người trong thôn.

Xóm có 60 hộ thì 15 hộ không có ruộng nhưng ai cũng có thể góp một cây đũa vào bó đũa chung HTX bởi không góp đất thì có thể góp vốn, không có vốn thì có thể góp công. Ai có đất, góp theo thời hạn 20 năm sẽ được tính mỗi sào là 10 triệu vào vốn của HTX. Nếu mất mùa, HTX sẽ đảm bảo ít nhất cũng trả 1 triệu/sào/năm còn được mùa thì trừ công quản lý sẽ trả theo diện tích đóng góp. Trong quá trình làm nếu HTX thua lỗ xã viên sẽ được quyền rút đất ra nhưng nếu đang làm ăn có lãi mà thoái lui, gây thiệt hại gì phải xuất tiền ra bồi thường.

Ngoài đất góp vào, tiền cũng là một kênh huy động vốn của HTX còn công sá thì được cam kết trả 200.000đ/ngày. Mọi thứ sản xuất đều theo đơn đặt hàng, an toàn và sạch sẽ. Hiện 1 nhà màng có diện tích trên 2.000m2 đã sẵn sàng cho việc trồng vụ dưa lưới đầu tiên. Diện tích đất còn lại một đối tác đã đặt hàng để trồng dưa chuột xuất khẩu.

HTX thời nay sẽ không làm ăn kiểu gõ kẻng điểm danh nữa mà sẽ khoán theo từng tổ, từng nhóm với định mức cụ thể mỗi sào là bao nhiêu công, năng suất bao nhiêu được nhận công, dưới đó sẽ bị trừ. Hiện có 30 lao động đang tham gia vào HTX nhưng bởi sản xuất dưa lưới, dưa chuột sạch tốn rất nhiều công nên vẫn thiếu.

Tuy nhiên ông Nghiệp tự tin rằng mô hình của mình thời gian tới sẽ thu hút được thêm lao động bởi: Làm nông nghiệp cho chúng tôi dễ chịu hơn làm công nghiệp rất nhiều do chỉ có 8 tiếng/ngày thay vì 9-10 tiếng, do không bị ép tăng ca, không phải quy định thời gian đi vệ sinh, không phải xa nhà... Về lâu dài, khi đã ổn định lao động HTX sẽ còn được đóng bảo hiểm xã hội để về sau cũng có lương hưu. Tôi tin rằng mình sẽ làm cho xã viên đã vào là không rút ra được.

Tư duy của ông Nghiệp rõ ràng là mạnh bạo nhưng cũng khá mạo hiểm. Không ít rủi ro đang chờ HTX ở phía trước mà người thuyền trưởng nếu không vững tay chèo lái thì cả con tàu sẽ dễ bị lật nhào.

13-39-28_dsc_7063
Xã viên đang lao động
 

Tôi dạo quanh thôn một vòng để hỏi những xã viên lý do tham gia vào HTX. Chị Nguyễn Thị Duyên bảo với 4 sào ruộng của nhà, xoay sở đủ kiểu từ lúa, ngô, lạc đỗ nhưng bao năm rồi vẫn không ăn thua nên đặt hi vọng vào kiểu làm ăn lớn dạng liên kết. Chị Nguyễn Thị Thoa thì bảo rằng với 1 mẫu ruộng trồng nửa lúa nửa màu theo phương thức bán rau muống nuôi dưa lê, bán dưa lê nuôi bắp cải, bán bắp cải nuôi súp lơ để cuối năm gom thành một cục nhưng cũng năm được năm mất.

Như vụ bắp cải vừa rồi giá xuống chỉ còn 1.000 đ/kg hoài của quá chị đành đem nấu cho bò ăn. Mỗi ngày 3 bắp, 10 ngày ròng rã mới hết 30 bắp trong khi ngoài ruộng vẫn còn nhiều, không chặt thì nó vồng lên nổ bằng hết.

Cũng trong cảnh sống dở, chết dở như thế nhưng chị Dương Thị An còn trồng ở quy mô lớn hơn nhiều, tới 500 gốc bắp cải. Quyết tâm làm rau sạch ngay từ đầu cho dễ bán chị đã không dùng thuốc trừ sâu mà kỳ công ngâm tỏi, gừng, ớt để phun phòng. Gánh rau nặng nhưng cũng không nặng bằng công sức người bỏ ra. Lúc chợ Chùa, khi chợ Thắng, bận lại chợ phố Hoa nhưng bán cả gánh cũng chẳng đủ tiền mua nổi một bát phở trên phố. Đến nước cùng rồi, cả hai chị chỉ còn nước tin rằng HTX của ông Nghiệp sẽ sản xuất ra cái thị trường cần chứ không phải cái mình có. Một khi hàng đã chất lượng lại thêm thương hiệu thì đầu ra cho các xã viên sẽ vững vàng… 

Một gia đình nông dân cái gì cũng sản xuất thành ra lại không có một thứ gì cho ra hồn. Họ đã quen chạy theo cái đắt, thấy đắt thì thi nhau trồng, thấy đắt thì thi nhau nuôi đến khi rẻ lại vội vã chặt bỏ hay bán tống bán tháo. Xét ở quy mô một xã, một huyện, một tỉnh thậm chí cả miền Bắc này nền nông nghiệp đều chung một thực trạng.

 

Theo Dương Đình Tường/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 167


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336904

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73383875