11:29 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh niên nông thôn lập nghiệp

Thứ tư - 01/02/2017 03:39
Họ là những thanh niên quanh năm gắn bó với ruộng đồng. Song, bằng tinh thần chịu khó tìm tòi, học hỏi, “dám nghĩ, dám làm”, họ đã vươn lên lập thân, lập nghiệp tại quê nhà.
Anh Trần Minh Tân giới thiệu sản phẩm kiệu Tam Nông với khách hàng

Anh Trần Minh Tân giới thiệu sản phẩm kiệu Tam Nông với khách hàng

Thủ lĩnh thanh niên với ý tưởng trồng dưa kiệu kết hợp du lịch

Với ý chí vươn lên thoát nghèo trên mảnh đất quê hương, anh Trần Minh Tân (SN 1989) - Phó Bí thư Xã đoàn Phú Hiệp, huyện Tam Nông khởi xướng ý tưởng thành lập Tổ hợp tác (THT) làm dưa kiệu kết hợp du lịch xã Phú Hiệp. Tổ có 4 thành viên với diện tích đất trồng kiệu khoảng 1,5ha. Khi đi vào hoạt động, Tổ tạo việc làm ổn định cho 17 thanh niên tại xã Phú Hiệp.

Anh Tân mày mò nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong canh tác kiệu, phương thức chế biến dưa kiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm. Theo anh Tân, với mục tiêu giới thiệu sản phẩm dưa kiệu chất lượng ra thị trường, nguyên tắc hàng đầu của Tổ đặt ra là kiệu phải trồng trên đất có dung lượng thuốc trừ sâu thấp, kế đến là phải chọn kiệu củ vừa, lá xanh và đảm bảo đúng tuổi. Vì vậy, dưa kiệu của THT luôn đảm bảo được vị ngon riêng, thể hiện được thương hiệu kiệu Tam Nông.

Sản phẩm dưa kiệu của THT được đưa vào kinh doanh tại quầy hàng đặc sản du lịch của Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông), đồng thời trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ.

Kết hợp với việc kinh doanh, mỗi khi đến mùa thu hoạch kiệu, anh Tân chủ động liên hệ với các công ty, điểm du lịch để khai thác các tour du lịch trải nghiệm thu hoạch và sản xuất kiệu cho du khách gần xa. Hàng loạt các tour du lịch sinh thái tìm về với các ruộng kiệu thuộc THT là minh chứng cho sự nhạy bén trong việc thiết lập mô hình của anh Tân.

Trong năm 2016, anh Trần Minh Tân trở thành 1 trong 5 thanh niên tiêu biểu của tỉnh Đồng Tháp tham dự Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác do Trung ương Đoàn tổ chức và anh vừa nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2016.

Nông dân 9X làm chủ trang trại heo rừng tiền tỷ

Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư thú y Đại học Cần Thơ, anh Đoàn Phan Dinh (SN 1991) ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành lại chọn ngã rẽ riêng với nghề nuôi heo rừng.


Mô hình chăn nuôi heo rừng mang lại thu nhập hơn nửa tỷ mỗi năm của anh Đoàn Phan Dinh

Anh Dinh tâm sự: “Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, qua nghiên cứu, phát hiện mô hình nuôi heo rừng khá thú vị. Song, mọi kế hoạch của tôi chỉ dừng lại ở ý tưởng vì không đủ vốn”. Không bỏ cuộc, năm 2011 anh Dinh tranh thủ thời gian làm thêm để dành dụm tiền thực hiện ước mơ. Năm thứ 2 đại học, anh Dinh mua được 2 con heo rừng giá 8,5 triệu đồng và bắt đầu khởi nghiệp với loài vật nuôi hoàn toàn xa lạ ở đất đồng bằng.

Thoạt nhìn trang trại heo rừng của anh “nông dân 9X” này có vẻ rất bình thường, chỉ là khoảnh vườn nhãn khoảng 2.000m2 được cải tạo với những ô chuồng và sân thoáng đãng để đàn heo chạy nhảy hay những hố bùn nhão cho heo tắm... Tuy nhiên, theo anh Dinh, trang trại ứng dụng hầu hết các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến nhất hiện nay. Minh chứng rõ nhất là trang trại với quy mô tổng đàn trên 500 con, nhưng không hề có mùi khó chịu từ các chất thải. Để tạo môi trường thông thoáng gần giống với môi trường ngoài tự nhiên của heo rừng, khu vực chuồng được thiết kế khá bài bản và khoa học.

Hiện tại, mặc dù heo rừng của anh Dinh được nuôi ở đồng bằng, nhưng do được kiểm soát tốt từ khâu giống đến quy trình sản xuất nên chất lượng heo của trang trại này được nhiều khách hàng ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng. Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi và tự rút kinh nghiệm, sau 6 năm, tổng đàn heo trong chuồng tăng gấp 250 lần so với ngày đầu khởi nghiệp. Theo tính toán của ông chủ 9X, mỗi năm trang trại có thể cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 con heo rừng các loại, thu lãi hơn nửa tỷ đồng.

Năm 2016, “Mô hình nuôi heo rừng” của anh Đoàn Phan Dinh xuất sắc đạt giải Nhì cuộc thi Dự án khởi nghiệp năm 2016 do Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức.

Khá lên nhờ nuôi bò vỗ béo và bán bò giống

Tuổi thơ của anh Đặng Ngọc Phong (SN 1981) ngụ xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc gắn liền với nghề nông. Với bản tính cần cù, siêng năng, anh Phong luôn suy nghĩ ra cách phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho gia đình. Sau thời gian cân nhắc kỹ, anh quyết định nuôi bò vỗ béo và bán bò giống theo hình thức bán công nghiệp.


Anh Đặng Ngọc Phong tâm huyết với mô hình nuôi bò vỗ béo và bán bò giống

Năm 2010, anh Phong mạnh dạn mua 25 con bò và xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường... kết hợp việc trồng thêm cỏ làm nguồn thức ăn xanh cho bò. Anh Phong tâm sự: “Nuôi bò vỗ béo và bán bò giống bằng phương pháp nhốt chuồng là phương thức nuôi thâm canh tại chuồng, giảm vận động và bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Phương pháp này không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi”.

Điểm mấu chốt mang lại thành công của mô hình là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước: chọn bò giống khỏe mạnh, chú trọng bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, tiêm ngừa định kỳ... kết hợp với việc vệ sinh chuồng trại thoáng mát giúp bò sinh trưởng tốt.

Hiện tại, mỗi năm mô hình chăn nuôi của anh Phong cho xuất chuồng hơn 25 con bò vỗ béo, 450 con bò giống, lãi hơn 400 triệu đồng/năm.

Những nỗ lực của anh Phong được ghi nhận bằng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 do Trung ương Đoàn trao tặng như bước ngoặt đánh dấu thành quả của sự nỗ lực lao động không mệt mỏi của chàng thanh niên 8X.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Tháp cho biết: “Để tiếp tục đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn sẽ tích cực triển khai nhiều chương trình, hoạt động tư vấn, tập huấn kỹ thuật, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên; hỗ trợ các thanh niên có dự án lập nghiệp và chuẩn bị lập nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng tạo điều kiện cho các dự án có cơ hội giới thiệu quảng bá sản phẩm bằng việc tham gia các phiên chợ, hội chợ xúc tiến thương mại...”.

 

Nguồn: baodongthap.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240


Hôm nayHôm nay : 51739

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371442

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73418413