09:32 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh trà Thủy Biều, đặc sản tiến vua đang giúp người dân làm giàu

Thứ sáu - 27/10/2017 22:44
Thanh trà Thủy Biều từng là đặc sản tiến vua, được công nhận là 50 loại đặc sản quả nổi tiếng ở Việt Nam. Thanh trà không chỉ được biết đến là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là “cây làm giàu” của hàng trăm hộ nông dân ở phường Thủy Biều, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đến Huế, người ta không chỉ biết đến những đặc sản nổi tiếng đã làm nên thương hiệu cho vùng đất cố đô như mè xửng, tôm chua… mà du khách cũng không thể bỏ qua một loại đặc sản vườn đã gắn liền với vùng đất này hàng trăm năm nay, đó là quả thanh trà.

10-11-38_nh_1
Thu hoạch thanh trà ở Thủy Biều

Ở Huế, cây thanh trà thường được trồng tập trung chủ yếu những vùng phù sa, ven sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương… nhưng có lẽ khi nhắc đến “Thanh trà Huế” người ta thường nhắc đến thanh trà Thủy Biều.

Phường Thủy Biều nằm ven bờ sông Hương ở phía Tây Nam thành phố Huế. Do ở địa thế đặc biệt, Thủy Biều luôn được một lượng lớn phù sa của sông Hương bồi đắp hàng năm. Chính sự kết tinh từ những hạt phù sa màu mỡ này đã làm cho quả thanh trà ở đây có vị ngọt mà chẳng nơi nào có được.

Cây thanh trà đã gắn liền với vùng đất Thủy Biều từ bao đời nay, nó đã làm “thay da đổi thịt” làng quê vốn nghèo khó. Thế nhưng, khi nhắc đến nguồn gốc của giống cây đặc sản này thì từ già đến trẻ ai cũng lắc đầu. Một số vị cao niên trong làng chỉ biết cây thanh trà đã có mặt ở địa phương từ vài đời trước.

Theo sử sách của nhà Nguyễn để lại, cây thanh trà đã gắn liền với vùng đất Thủy Biều ngót cũng đã vài trăm năm. Có tài liệu thì nêu khá rõ: “Khoảng hơn 200 năm trước, cùng với những của ngon vật lạ người dân đem dâng lên vua như gạo An Cựu, nhãn Kim Long, hay chè Tuần… thì bưởi thanh trà Nguyệt Biều đã góp mặt như một đặc sản vườn nổi tiếng ở vùng đất kinh đô Phú Xuân”.

Cứ độ khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm, những vườn cây thanh trà Thủy Biều lại vào mùa trái ngọt. Nhưng trước đó vài tháng, thương lái khắp nơi đã đổ về đây để ngả giá. Mỗi vụ thanh trà hàng trăm hộ nông dân lại bỏ túi hàng trăm triệu đồng. Nhờ đó, cuộc không chỉ ổn định, con cái được học hành đàng hoàng, nhiều hộ còn xây nhà, sắm xe sang phục vụ nhu cầu đi lại.

Ông Tôn Thất Tùng, một nông dân trồng thanh trà lâu năm hồ hởi chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 60 gốc thanh trà, hàng năm cho thu nhập 130 - 150 triệu đồng. So với các cây trồng khác thì cây thanh trà ít tốn công mà thu nhập lại cao hơn. Nhờ thanh trà mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện, con cái ăn học đàng hoàng”.

Ông Hoàng Trọng Di, Giám đốc HTX Thanh trà Thủy Biều vui vẻ cho biết: “Thanh trà là cây trồng chủ lực ở địa phương có giá trị thu nhập cao nhất so với các cây như lúa, hoa màu… Đây là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, khoảng 5 năm sau khi trồng cho thu hoạch lứa đầu. Toàn địa phương hiện có hơn 2,2 nghìn hộ thì có đến 800 hộ trồng thanh trà với diện tích hơn 200ha. Bình quân thu nhập từ 150 - 180 triệu đồng/ha, có khi lên đến 200 - 250 triệu đồng/ha”.

Ông Võ Đăng Thái, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều cho hay, nhờ cây thanh trà nên đời sống bà con ở địa phương không chỉ ổn định mà nhiều hộ còn làm giàu, có nhà cửa khang trang, phố sá cũng đẹp hơn.

10-11-38_nh_2
Nhiều mô hình du lịch sinh thái nhà vườn từ thanh trà ở Thủy Biều thu hút đông khách du lịch

“Hiện địa phương đang tiến hành cải tạo lại vườn tạp, sắp xếp lại quỹ đất nông nghiệp đang có nhằm để phát triển giống cây đặc sản này; hướng dẫn bà con nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chăm bón. Đồng thời, tiếp tục quảng bá thương hiệu thanh trà đến quần chúng nhân dân một cách sâu rộng hơn”, ông Thái nói.

Lợi thế từ hệ thống nhà vườn, nhiều hộ đã xây dựng nhà vườn thành những mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách. Trên cơ sở đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có quyết định quy hoạch phường Thủy Biều thành điểm đến của du lịch cộng đồng...

Không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế, ẩm thực từ thanh trà cũng đã khiến thực khách ngỡ ngàng. Có thể kể đến như rượu, nem thanh trà, mực khô thanh trà… Món ăn từ thanh trà được biết đến với vị bùi ngọt, dịu mát tốt cho sức khỏe nên được ưa chuộng... Với những giá trị đó, bưởi thanh trà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu sản phẩm với tên gọi “Thanh trà Huế”. Thanh trà Huế cũng đã xác lập kỷ lục, được ghi vào danh sách top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam.
Theo Tiến Thành/Báo Nông Nghiệp.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 429

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 428


Hôm nayHôm nay : 76153

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1048321

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71275636