07:20 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thấy gì từ tôm - lúa?

Thứ năm - 07/04/2016 21:44
Mô hình tôm - lúa đã chứng minh được thế mạnh của mình trên vùng ĐBSCL. Hơn thế nữa, nông dân còn nuôi ghép thêm cua biển, cá đối; nuôi xen canh với tôm càng xanh, thẻ chân trắng, tạo thành mô hình “n trong 1”… cho thu nhập hàng triệu đồng mỗi ha.

Tăng nhanh diện tích

Tại vùng nuôi trồng thủy sản U Minh Thượng, nơi phát triển mô hình tôm - lúa lớn nhất tỉnh Kiên Giang; đời sống người dân nơi đây như thêm khấm khá hơn với những mùa tôm - lúa bội thu.

Anh Võ Văn Quý, ở ấp Minh Hòa, xã Đông Hòa, An Minh, cho biết: “Gia đình tôi có 1,5 ha, phát triển theo mô hình 2 tôm 1 lúa. Trong đó, mùa khô khi nước mặn từ biển đổ vào thì nuôi tôm sú. Còn mùa mưa vừa trồng lúa vừa nuôi tôm càng xanh. Nhờ đó thu nhập đạt khá. Cụ thể: vụ tôm sú thu hoạch trên 300 kg, thu 40 triệu đồng. Vụ lúa vừa gần 6 tấn, bỏ túi 30 triệu đồng”.

Năm nào cũng vậy, người dân nuôi tôm - lúa luôn có niềm vui từ đồng ruộng khi vụ lúa cho thu hoạch trước Tết Nguyên đán không xa. Niềm vui này còn được nhân lên gấp đôi nếu kết hợp mô hình “con tôm ôm gốc lúa”, hoặc luân canh tôm, cua biển, lúa. Lão nông Huỳnh Văn Lĩnh, ở xã Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Thuận, thu hoạch xong vụ tôm càng xanh trên đất lúa trúng mùa, trúng giá. Với 1,2 ha thả nuôi tôm càng xanh, ông Lĩnh lãi hơn 100 triệu đồng. Nếu so với độc canh cây lúa thì lợi nhuận gấp 4, 5 lần. Theo ông Lĩnh, nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng chỉ khoảng 3 tháng là thu hoạch, còn tôm càng xanh trên dưới 5 tháng nên nông dân lấy ngắn nuôi dài. Do vậy, khi thu hoạch dứt điểm tôm sú, tôm thẻ chân trắng thì tập trung chăm sóc tôm càng xanh. Hết vụ thu hoạch tôm chuyển sang sản xuất lúa để cải tạo lại môi trường đồng ruộng và tiếp tục thả giống tôm nuôi. Để đảm bảo ăn chắc, tôm càng xanh được “vèo nuôi” trong môi trường nước lợ vài ba ngày cho quen dần với nồng độ mặn trước khi thả ra ruộng nuôi, giúp tôm thích hợp với môi trường nước lợ, tránh bị sốc, giảm tỷ lệ hao hụt.

Mô hình tôm - lúa được nhiều địa phương tại ĐBSCL áp dụng - Ảnh: Phan Thanh Cường

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 90.000 ha nuôi tôm nước lợ, trong đó tôm - lúa chiếm tới 80.000 ha. Trước đây, khi chưa có mô hình này, nhiều diện tích ven biển nông dân chỉ có thể trồng lúa 1 vụ/năm với năng suất 2 - 3 tấn/ha, đời sống rất khó khăn. Nhưng sau gần 15 năm chuyển đổi, năng suất tôm khoảng 280 kg/ha và lúa 4 - 5 tấn/ha. Không những thế còn xuất hiện thêm những cách làm sáng tạo như: nuôi ghép tôm sú, cua biển - lúa; tôm càng xanh - lúa… tạo thu nhập khoảng 150 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so chuyên lúa.

Ông Nhịn chia sẻ thêm, tỉnh đã đề xuất Bộ NN&PTNT cho Kiên Giang quy hoạch chuyển đổi thêm khoảng 20.000 ha ven biển thuộc huyện Hòn Đất từ độc canh cây lúa sang luân canh tôm - lúa, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong bối cảnh đầu ra của hạt lúa đang gặp nhiều khó khăn.

Theo Tổng cục Thủy sản, mô hình tôm - lúa theo hướng xen canh nhiều đối tượng đang ngày được mở rộng tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL. Diện tích này hiện khoảng 160.000 ha, năng suất 300 - 500 kg/ha, sản lượng trên 600.000 tấn/năm. Đây là mô hình phát triển khá ổn định và thể hiện tính bền vững cao, tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến Tre…

 

Doanh thu nghìn tỷ

Sản xuất theo mô hình tôm - lúa không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao nhờ làm ra sản phẩm sạch mà còn được đánh giá là mô hình thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng, phát triển mô hình tôm - lúa, chúng ta có được hai sản phẩm sạch, đó là tôm sinh thái và lúa gạo hữu cơ. Đặc biệt là mô hình này thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Thay vì các địa phương phải ra sức ngăn mặn, giữ ngọt thì lại tận dụng nước mặn xâm nhập để nuôi tôm, phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp. Với khoảng 200.000 ha lúa - tôm, chúng ta sẽ có sản lượng 800.000 tấn lúa hữu cơ phục vụ chế biến xuất khẩu. Nhiều nước trên thế giới đang có nhu cầu lớn về loại gạo sạch này, giá xuất lên đến 800 - 900 USD/tấn nhưng vẫn không đủ hàng để bán.

Cũng cùng quan điểm này, ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản nhận định, trong kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì mô hình tôm - lúa được ưu tiên phát triển, nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Luân canh tôm - lúa đã được nhận diện là mô hình thủy sản bền vững và hạn chế rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác.

Tại hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa ở ĐBSCL được tổ chức tại Kiên Giang năm 2015, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, với mục tiêu phát triển 200.000 - 250.000 ha tôm - lúa, chỉ riêng sản lượng tôm thương phẩm 100.000 - 150.000 tấn mỗi năm, nông dân đã có doanh thu trên 20.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nếu có sự đầu tư đồng bộ và các địa phương biết tận dụng thời cơ khai thác hết tiềm năng lợi thế của mình.

>> Năm 2000, toàn vùng ĐBSCL có 71.000 ha canh tác tôm - lúa, đến năm 2015 đã tăng lên hơn gấp đôi. Mục tiêu phát triển tôm - lúa thời gian tới là tăng năng suất lên trên 500 kg/ha, diện tích thả nuôi đến năm 2020 đạt 200.000 ha, sản lượng 100.000 - 120.000 tấn; và con số này sẽ là 250.000 ha, 125.000 - 150.000 tấn vào năm 2030.

Ngọc Trinh - Minh Khánh
nguồn: thủy sản việt nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 316

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 315


Hôm nayHôm nay : 66184

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1038352

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71265667