16:46 EDT Thứ năm, 27/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo nhờ chăn nuôi giỏi

Thứ sáu - 18/11/2016 03:14
Anh Nguyễn Văn Nhịn, ngụ ấp 5, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) bắt đầu chăn nuôi heo, gà từ năm 2009. Đến nay, anh đã mở rộng quy mô chăn nuôi lên 60 con heo và 1.400 con gà. Với hơn 7 năm kinh nghiệm cũng như được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi tại địa phương, dần dần anh tích lũy kinh nghiệm, chăn nuôi có hiệu quả. Từ nghèo khó gia đình anh đã ổn định kinh tế, xây dựng được cơ ngơi khang trang, con cái được học hành đến nơi, đến chốn.
Nông dân Trần Văn Nhịn chăm sóc đàn heo và vệ sinh chuồng trại
 
Lúc đầu, anh mua 2 heo nái giống và 2 heo con về nuôi. Đến nay, chuồng heo của anh có 7 học dành cho heo tơ, và 3 học dành cho héo nái mỗi học khoảng 12 mét vuông, chứa được 10 heo con. Sau hơn 4 tháng, heo có thể xuất bán. Song song với nuôi heo, phần đất còn lại quanh nhà anh nuôi gà thả vườn. Trung bình một năm gia đình anh nuôi 2 lứa gà, mỗi lứa khoảng 4 - 5 tháng được xuất bán, cho thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/lứa.
 
Anh Nhịn nói: “Từ khi chuyển sang nuôi gà với heo thì kinh tế gia đình vươn lên ổn định. Việc làm ăn khá ổn, cuộc sống tươm tất hơn. Mỗi năm từ mô hình nuôi heo, gà này tôi thu lãi về từ 100 đến trên 100 triệu đồng”.
 
Trong chăn nuôi, điều mà anh Nhịn quan tâm nhất đó chính là con giống, kỹ thuật nuôi và công tác phòng dịch. Vì tâm niệm như thế nên anh Nhịn đã tự nghiên cứu học tập để nâng cao kiến thức của mình trong chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại nhà. Nhờ vậy, đàn heo, gà nhà anh luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, số lượng xuất bán năm sau luôn cao hơn năm trước và thu nhập cũng tăng dần lên theo từng năm. Lứa heo, gà vừa qua, anh Nhịn thu về hơn 50 triệu đồng mỗi lứa. Tuy đó chưa phải là nguồn thu nhập cao so với nhiều hộ nông dân khác ở địa phương, nhưng đó chính là nguồn thu nhập chính từ hai bàn tay trắng và sự cần cù, phấn đấu của bản thân nên gia đình anh đã thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương. Hiện tại, anh còn dự định đầu tư kinh phí để mở rộng thêm chuồng trại và nuôi gà đẻ trứng.
 
Trong chăn nuôi, anh Nhịn đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo vệ sinh môi trường nên anh đã sớm xây dựng hệ thống hầm biogas. Hầm biogas của anh sinh khí ổn định sau nửa tháng vào phân, đảm bảo cho nhu cầu đun nấu hàng ngày. Do đó, gia đình đã tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, các chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý, không còn gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường.
 
Có kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian qua, anh Nhịn không giấu nghề, mà còn thường xuyên hỗ trợ, phổ biến kiến thức kinh nghiệm, bí quyết chăn nuôi giúp bà con trong xã để cùng nhau phát triển kinh tế.

Tác giả: Minh Mừng
Theo: Hội Nông dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129


Hôm nayHôm nay : 55723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1745676

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63827898