12:46 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo nhờ mô hình trang trại tổng hợp

Thứ bảy - 13/05/2017 12:42
Với mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài, bền vững, anh Hoàng Văn Tuấn (52 tuổi ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình trồng rừng, kết hợp trồng cây hái quả, chăn nuôi.
Hiện thu nhập từ trang trại của gia đình anh Tuấn là khoảng 1 tỉ đồng/năm, tạo việc làm cho gần 40 lao động với mức lương 4-6 triệu/người/tháng.

Các cán bộ kiểm lâm và anh Tuấn kiểm tra vườn rừng.

Xuất thân trong gia đình nghèo, anh Tuấn phải nghỉ học sớm để mưu sinh. Sau thời gian dài làm thuê khắp nơi, anh quyết định về quê ở huyện Quảng Xương làm nghề nuôi tôm nhưng đến năm 2003, tôm bị dịch bệnh, anh trắng tay. Dù thất bại nhưng anh lấy đó làm bài học kinh nghiệm. 

Trong một lần lên thôn Vân Tiến, xã Cát Vân thuộc huyện miền núi Như Xuân, anh Tuấn nhận thấy đây là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp xây dựng mô hình trồng rừng, từ đó anh đã lên ý tưởng xây dựng mô hình trang trại tổng hợp. 

Anh Tuấn trong vườn trồng cây ăn quả.

Năm 2004, anh Tuấn quyết định rời quê, lên thôn Vân Tiến, xã Cát Vân xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng rừng kinh tế kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Do mới vào nghề nên anh gặp rất nhiều khó khăn, tiền vốn không còn, nhân công không có nên anh phải vay bạn bè, người thân trong gia đình. 

Với số vốn 90 triệu đồng, anh Tuấn xây dựng trang trại tổng hợp nhỏ để trồng trọt, chăn nuôi. Được sự tư vấn, hỗ trợ về chuyên môn của chính quyền xã Cát Vân, anh Tuấn đã chọn mua các giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, mua các con giống thích hợp chăn nuôi trong rừng.

Khi bắt đầu trồng rừng, anh Tuấn mất nhiều công sức, chăm sóc, vun vén cho cây, công việc rất vất vả, khó khăn khiến anh nhiều lúc muốn bỏ cuộc nhưng với niềm tin về hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại, anh đã kiên trì thực hiện. 

Anh dùng giống cây có nguồn gốc rõ ràng để trồng rừng, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Những cây keo được anh trồng trong rừng luôn phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống gia đình được cải thiện. 

Đàn bò trong trang trại anh Tuấn.

Năm 2016, anh Tuấn mở rộng sản xuất, xây dựng hệ thống ao hồ, chuồng trại ngay dưới chân đồi. Ngoài nuôi các loại cá, anh còn nuôi thêm các giống bò sinh sản, lợn, dê, trồng thêm một số loại cây ăn quả như thanh long, cam, bưởi, nhãn… để tăng thu nhập. 

Đến nay, trang trại của gia đình anh Tuấn đã mở rộng lên tới 60 ha đất trồng rừng, chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả như thanh long, bưởi, gừng, chuối, táo, mía… 

Hiện thu nhập bình quân từ trang trại của gia đình anh khoảng 1 tỉ đồng/năm. Anh còn thành lập Hợp tác xã chuyên mua bán sản phẩm do mình làm ra nhằm giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống, cho người nghèo vay tiền không lấy lãi để đầu tư phát triển kinh tế. 

Công nhân của trang trại nhổ cỏ gieo hạt trong vườn trồng cây ăn quả.

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân, ông Nguyễn Xuân Ái cho biết, anh Tuấn còn thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho nhân dân trong xã để phát triển kinh tế rừng; tham gia giúp đỡ, hỗ trợ cán bộ kiểm lâm trong công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng tại địa phương.

Nhờ kiên trì, chịu khó làm kinh tế từ mô hình trồng rừng, kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi, anh Tuấn đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Tuy đã thoát nghèo nhưng anh Tuấn vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất. Thời gian tới anh sẽ xây dựng thêm một trang trại khác để tăng thêm thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
 
Bài và ảnh: Nguyễn Nam (TTXVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312666