01:52 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo, thành triệu phú nhờ... gấc

Thứ sáu - 24/07/2015 03:39
Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.
Vào giữa năm 2013hợp tác xã Nam Hà (thị trấn Ea tling, huyện Cư Jút) trồng thử nghiệm 2 ha cây gấc. Sau 7 tháng trồng, cây gấc bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha, giá bán khoảng 6 triệu đồng/tấn. Thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao, hợp tác xã đã vận động nhiều nông dân cùng tham gia phát triển mô hình này. Trong giai đoạn đầu, hợp tác xã hỗ trợ bà con nông dân 50% chi phí giống, phân bón vi sinh, riêng hộ nghèo hỗ trợ 100%. Ngoài ra, tất cả các hộ dân tham gia trồng gấc đều được ký hợp đồng ràng buộc một cách chặt chẽ với hợp tác xã.
 
Nông dân vui mừng vì có thể làm giàu từ cây gấc

Yếu tố đầu vào trong sản xuất giữ vai trò hết sức quan trọng, do đó nguồn giống cũng như phân bón được cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, hợp tác xã này ký hợp đồng lâu dài với một công ty gấc ở Tây Nguyên để bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân. Chỉ tính riêng tại 2 huyện Cư Jút và Krông Nô có gần 500hộ liên kết với hợp tác xã để phát triển vùng nguyên liệu với diện tích khoảng 600 ha.
 
Vườn gấc gần 2 năm tuổi của chị Đỗ Thị Mai (Thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút), một trong những nông dân gắn bó đầu tiên với cây gấc khi hợp tác xã Nam Hà phát triển vùng nguyên liệu tại xã Tâm Thắng đang phát triển rất xanh tốt. Trước khi quyết định chuyển đổi từ 0,5 ha cà phê sang cây gấc, chị Mai vẫn có phần lo lắng và do dự.
  
Cây gấc đang trở thành hướng làm giàu bền vững cho nông dân tại huyện Cư Jút
 
Theo chị Mai nhờ được hướng dẫn kỹ thuật tỉ mỉ, chăm sóc cẩn thận, nên khoảng 1 năm sau khi xuống giống, cây gấc cho thu hoạch. Với diện tích khoảng 0,5 ha, năm đầu tiên cho thu đến 10 tấn quả, giá trị kinh tế đạt khoảng 60 triệu đồng. Trong khi đó, cũng với diện tích đó, nếu vẫn canh tác cây cà phê thu nhập chỉ giao động từ 11-17 triệu đồng/năm
 
“Nhờ gắn bó với cây gấc, đời sống của gia đình tôi bắt đầu có nhiều thay đổi, cuộc khó khăn trước đây giờ đã ổn định hơn và từng bước làm giàu được", chị Mai vui mừng cho biết.
 
Gấc không chỉ được biết đến là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là cây trồng không kén đất, sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh. Bên cạnh đó, cây này dễ chăm sóc, không phải đầu tư nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.  Theo tính toán của bà con nông dân thì, bình quân 1ha đất trồng được 500 gốc gấc. Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi và được chăm sóc tốt, 1 ha gấc sẽ thu hoạch khoảng 18 tấn trong năm thứ nhất, 36 tấn năm thứ hai, tiếp tục tăng lên trong năm thứ ba và những năm tiếp theo.
 
Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại cao
 
Trên thị trường, gấc được thu mua khoảng 6.000 đồng/kg, một ha gấc bà con nông dân thu về gần 150 triệu đồngmỗi vụ. Với mức thu nhập đó, gấc từng bước khẳng định là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác. 
 
Ông Nguyễn Giáp Thỉnh (xã Nam Dong, huyện Cư Jút) cho biết, ông trồng cây gấc vì diện tích đất này đã gắn bó với nhiều loại cây trồng những chưa cây nào phù hợp. Sau gần 1 năm trồng, cây gấc bắt đầu phủ kín dàn và cho ra những lứa quả đầu tiên. 
 
Ngoài trồng gấc, ông Thỉnh còn tận dụng khoảng diện tích đất trống phía dưới dàn để trồng thêm cây gừng và cây đinh lăng. Với 0,8 ha gấc đang phát triển, mô hình này hứa hẹn sẽ giúp gia đình ông không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu trong tương lai gần.
 
Những trái gấc chín đỏ mọng chờ ngày thu hoạch
 
Ông Hà Công Xã, Trưởng phòng Chính sách - Tuyên truyền, liên minh hợp tác xã tỉnh Đắk Nông cho biết: “Mặc dù là loại cây trồng còn khá mới mẻ, nhưng với hiệu quả kinh tế bước đầu mang lại, có thể khẳng định được triển vọng kinh tế lâu dài của cây gấc. Hiện tỉnh cũng đang tiến hành tuyên truyền, khuyến khích và phổ biến những kỹ thuật tiên tiến để giúp bà con nâng cao năng suất cây gấc ở địa phương”.
 
Đức Cường – Thúy Diễm (Dân Trí)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 387

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 385


Hôm nayHôm nay : 25342

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70728590