21:02 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thử làm chuyện lạ, "mắc màn" cho cam xã Đoài, hiệu quả không ngờ

Thứ tư - 01/11/2017 23:08
"Mắc màn" cho cam để chống sâu bọ là câu chuyện khá mới tại gia đình anh Đặng Văn Thắng ở xóm 26/3, Tổng đội thanh niên xung phong 2, xã Thanh Đức, Thanh Chương (Nghệ An).
thu lam chuyen la, 'mac man' cho cam xa doai, hieu qua khong ngo hinh anh 1

Một cây bưởi Diễn cũng được anh Thắng phủ màn thí điểm. Ảnh: Huy Thư

Đến vườn cam nhà anh Thắng giữa mùa thu hoạch, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi thấy những hàng cam trên đồi được phủ màn trắng, bao trùm từ ngọn đến gốc. Mỗi chiếc màn có chiều dài hàng chục mét, được may ghép từ nhiều mảng màn với nhau, phủ kín gần cả hàng cam.

Theo anh Thắng, màn này được phủ lên cam cách đây khoảng 3 tháng. Đó là lúc quả cam đã bước vào giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm, nhiều loại côn trùng tụ tập về vườn cam để "châm chích". Việc phủ màn lên cam, lúc đầu đã gây sự chú ý của những người trồng cam trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt sâu bằng tay, phun thuốc sâu, thắp bóng điện, bọc quả cam bằng túi nilon chứ chưa ai mắc màn cho cam cả.

 thu lam chuyen la, 'mac man' cho cam xa doai, hieu qua khong ngo hinh anh 2

Thu hoạch cam tới đâu thì gỡ màn tới đó. Ảnh: Huy Thư

Nhà anh Thắng có 8 ha vườn đồi, trong đó riêng cam, quýt khoảng 1.000 gốc; hiện giống cam Xã Đoài trồng từ năm 2012 đã cho quả bói...

Ở địa phương, người dân đã dùng nhiều cách để đối phó với nạn sâu bọ phá hoại cam, nhất là loại “bướm ma" mắt đỏ đốt rụng hàng tạ quả. Gia đình anh Thắng cũng như nhiều hộ trồng cam đã triển khai nhiều cách phòng chống nhưng không đem lại hiệu quả. Và "mắc màn" cho cam là giải pháp do gia đình anh Thắng thử nghiệm.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Thắng đã nảy ra ý tưởng sẽ bảo vệ cam bằng một cái lồng. Lúc đầu anh nghĩ sẽ bọc những cây cam bằng lưới thép, nhưng làm lưới chi phí khá cao, lại không bền với mưa nắng, sau anh nghĩ đến việc mua màn về phủ cho cam.

 thu lam chuyen la, 'mac man' cho cam xa doai, hieu qua khong ngo hinh anh 3

Cam phủ màn quả vẫn to, đẹp. Số quả khi mắc màn tồn tại cho đến lúc thu hoạch gần 100%. Ảnh: Huy Thư

Hai vợ chồng thống nhất, xuống chợ Vinh mua cả cuộn màn, đi ướm từng hàng cam để may. “Người thì đang nằm màn cũ, cây lại được giăng màn mới toanh. Dễ mà bị thiên hạ cười lắm” - anh Thắng nói vui.

Do làm lần đầu nên anh Thắng chỉ làm thí điểm một phần diện tích để theo dõi, so sánh và rút kinh nghiệm. Sau một thời gian ngắn, 100 gốc cam trong vườn nhà anh đã được “mắc màn” bảo vệ.

"Rất mừng là cam vẫn xanh tốt bình thường. Các loại sâu bướm phá hoại thường gặp không thể chui vào trong màn. Sau 3 tháng, lứa cam “đội màn” đầu tiên với mùa quả bói đã cho thu hoạch 1 tấn quả. Chất lượng cam rất tốt, màu quả đẹp, thơm ngon như những cây cam khác...” - anh Thắng chia sẻ.

Sau khi thu hoạch cam, số màn này sẽ được  giặt sạch, phơi khô, mùa cam sau lại đưa ra dùng tiếp. Dự định một lần mua màn sẽ dùng được 3 - 4 năm. Chi phí  ban đầu khoảng 150.000 - 200.000 đồng/cây,  tính ra chi phí mắc màn cho mỗi gốc cam từ 50.000 - 70.000 đồng, có thể đắt hơn các giải pháp khác nhưng bảo vệ hiệu quả và đảm bảo sản phẩm sạch.

 thu lam chuyen la, 'mac man' cho cam xa doai, hieu qua khong ngo hinh anh 4

Những hàng cam được phủ màn ở nhà anh Đặng Văn Thắng ở xóm 26/3, Tổng đội thanh niên xung phong 2, xã Thanh Đức, Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư

Anh Thắng khẳng định: Việc phủ màn cho cam là thành công ngoài mong đợi. Cam được phủ màn tránh bị sâu, bướm chích và còn tránh cho quả không bị cháy sém. Đặc biệt, phương pháp này giúp người trồng không phải  bắt sâu cả đêm, hay mang bình phun thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện cam "mắc màn" của anh Thắng được người tiêu dùng ưa chuộng, người mua đăng ký khá nhiều nhưng không có cam để bán."Hiệu quả đã rõ, mùa cam tới tui sẽ "mắc màn" cho toàn bộ số cam trong vườn. Tuy chi phí ban đầu khá cao, nhưng sản phẩm cam sạch, đảm bảo uy tín cho vườn cam của mình" - anh Thắng quả quyết như vậy.

Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 348

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 346


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091763

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71319078