23:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu nhập ổn định nhờ liên kết nuôi bò sữa cao sản

Thứ tư - 19/07/2017 00:12
ừ gần 10 năm nay gia đình ông Tịnh đã liên tục nuôi thành công bò sữa cao sản, đạt thu nhập cao ổn định.

14-50-23_dn_bo_su_cu_gi_dinh_nh_do_dc_tinh
Trại bò sữa của ông Tịnh

Liên kết với Cty cổ phần Sữa Việt Nam và các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi), người chăn nuôi bò sữa ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên luôn tiêu thụ hết sản phẩm và được tư vấn kịp thời kỹ thuật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh... Đây có thể là hướng chuyển đổi cho các gia trại chăn nuôi lợn đang thua lỗ.

Ông Đỗ Đắc Tịnh ở xã Đông Kết vừa vồn vã rót mời nước chúng tôi, vừa hồ hởi khoe: “Nhà chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, nhưng vẫn nuôi được 13 con bò sữa, cho thu nhập ngót 300 triệu đồng mỗi năm”.

Được biết, gia đình ông Tịnh chăn nuôi bò sữa từ năm 2004. Ban đầu chỉ nuôi 3 - 4 con bò sữa F3. Giống có ưu điểm là tương đối thuần, dễ nuôi, thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu địa phương. Nhưng có nhược điểm là, năng suất sữa thấp, lợi nhuận không cao.

Để khắc phục những nhược điểm trên, ông Tịnh đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, được các nhà khoa học ở đây chuyển giao cho kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cao sản. Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản về chăn nuôi bò sữa năng suất cao, ông Tịnh đã về nhà, chuyển đổi toàn bộ đàn bò sữa F3 năng suất thấp, sang chăn nuôi bò sữa cao sản. Kết quả, từ gần 10 năm nay gia đình ông Tịnh đã liên tục nuôi thành công bò sữa cao sản, đạt thu nhập cao ổn định. Năng suất sữa trung bình đạt hơn 30kg/1 ngày/1 chu kỳ khai thác (tăng gần 2 lần so với nuôi các giống bò sữa cũ).

Trong quá trình nuôi nuôi bò cao sản, ông Tịnh đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm quý như, chọn con bò sữa cao sản phải có vóc dáng cân đối, khoẻ mạnh, cổ thanh dài và không có yếm. Bê con mới sinh vú đã có lầm, vú thưa. Khi chăn nuôi, nếu con nào cho năng suất sữa thấp (trung bình dưới 20kg/1 ngày), cần thải loại sớm, thay mới giống cho năng suất sữa cao hơn.

Về khả năng chống chịu, nhìn chung các giống bò sữa đều chịu rét tốt hơn chịu nóng. Riêng bò sữa cao sản, chuồng nuôi trong mùa hè phải đảm bảo thoáng mát, có máy bơm nước làm mát mái chuồng, có hệ thống quạt gió trong chuồng, có máy làm tơi hạt nước dạng sương mù trực tiếp lên cơ thể bò... nhằm giữ cho nhiệt độ chuồng và thân nhiệt bò luôn ổn định ở ngưỡng thích hợp, tránh bò bị cảm nắng, cảm nóng.

Để bò luôn cho sản lượng sữa cao, bên cạnh đảm bảo đủ số lượng, chất lượng thức ăn tinh theo quy trình hướng dẫn, cần trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò. Trung bình mỗi bò sữa nuôi, cần thường xuyên có 1 sào 360m2 cỏ voi, kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp khác như, thân lá cây ngô, cây chuối và rơm rạ ủ chua.

Vắt sữa cần đúng giờ. Trước khi tiến hành vắt sữa, phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và tắm rửa cho bò, sau dùng khăn mặt bông ấm ẩm lau sạch các bầu vú. Khi vắt sữa xong phải sát trùng các bầu vú bằng dung dịch nước Cloramil B, để tránh vi khuẩn xâm nhiễm gây viêm vú. Đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng.

Phòng bệnh thường gặp trên bò sữa là, bệnh vô sinh, chậm sinh, sinh sản ít, bệnh viêm móng chân, bệnh đầy hơi... Tốt nhất giữ số máy liên lạc thường xuyên với bác sĩ thú y có uy tín chữa trị bệnh nuôi bò sữa, để được tư vấn cách phòng trị bệnh kịp thời.

Đáng chú ý, ngay khi biết ông Tịnh nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao, nhiều người dân địa phương và phụ cận đã tìm đến gia đình ông để học hỏi kinh nghiệm để chuyển đổi sang chăn nuôi bò sữa cao sản. Theo đó, tổng đàn bò sữa nuôi của huyện Khoái Châu đã đạt 800 con.

Chẳng những chia sẻ hết bí quyết chăn nuôi bò sữa cho mọi người, ông Tịnh còn chủ động liên kết với nhà máy sữa Từ Sơn của Vinamilk, đứng ra làm đầu mối thu gom trung chuyển hết sản lượng sữa sản xuất ra hàng ngày của người chăn nuôi trong xã và các xã lân cận.

Liên kết với Cty cổ phần Sữa Việt Nam và các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi), người chăn nuôi bò sữa ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên luôn tiêu thụ hết sản phẩm và được tư vấn kịp thời kỹ thuật nuôi, phòng ngừa dịch bệnh... Đây có thể là hướng chuyển đổi cho các gia trại chăn nuôi lợn đang thua lỗ.

Ông Đỗ Đắc Tịnh ở xã Đông Kết vừa vồn vã rót mời nước chúng tôi, vừa hồ hởi khoe: “Nhà chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính, nhưng vẫn nuôi được 13 con bò sữa, cho thu nhập ngót 300 triệu đồng mỗi năm”.

Được biết, gia đình ông Tịnh chăn nuôi bò sữa từ năm 2004. Ban đầu chỉ nuôi 3 - 4 con bò sữa F3. Giống có ưu điểm là tương đối thuần, dễ nuôi, thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu địa phương. Nhưng có nhược điểm là, năng suất sữa thấp, lợi nhuận không cao.

Để khắc phục những nhược điểm trên, ông Tịnh đã tìm đến Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, được các nhà khoa học ở đây chuyển giao cho kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cao sản. Sau khi nắm vững các kiến thức cơ bản về chăn nuôi bò sữa năng suất cao, ông Tịnh đã về nhà, chuyển đổi toàn bộ đàn bò sữa F3 năng suất thấp, sang chăn nuôi bò sữa cao sản. Kết quả, từ gần 10 năm nay gia đình ông Tịnh đã liên tục nuôi thành công bò sữa cao sản, đạt thu nhập cao ổn định. Năng suất sữa trung bình đạt hơn 30kg/1 ngày/1 chu kỳ khai thác (tăng gần 2 lần so với nuôi các giống bò sữa cũ).

Trong quá trình nuôi nuôi bò cao sản, ông Tịnh đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm quý như, chọn con bò sữa cao sản phải có vóc dáng cân đối, khoẻ mạnh, cổ thanh dài và không có yếm. Bê con mới sinh vú đã có lầm, vú thưa. Khi chăn nuôi, nếu con nào cho năng suất sữa thấp (trung bình dưới 20kg/1 ngày), cần thải loại sớm, thay mới giống cho năng suất sữa cao hơn.

Về khả năng chống chịu, nhìn chung các giống bò sữa đều chịu rét tốt hơn chịu nóng. Riêng bò sữa cao sản, chuồng nuôi trong mùa hè phải đảm bảo thoáng mát, có máy bơm nước làm mát mái chuồng, có hệ thống quạt gió trong chuồng, có máy làm tơi hạt nước dạng sương mù trực tiếp lên cơ thể bò... nhằm giữ cho nhiệt độ chuồng và thân nhiệt bò luôn ổn định ở ngưỡng thích hợp, tránh bò bị cảm nắng, cảm nóng.

Để bò luôn cho sản lượng sữa cao, bên cạnh đảm bảo đủ số lượng, chất lượng thức ăn tinh theo quy trình hướng dẫn, cần trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho bò. Trung bình mỗi bò sữa nuôi, cần thường xuyên có 1 sào 360m2 cỏ voi, kết hợp tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp khác như, thân lá cây ngô, cây chuối và rơm rạ ủ chua.

Vắt sữa cần đúng giờ. Trước khi tiến hành vắt sữa, phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và tắm rửa cho bò, sau dùng khăn mặt bông ấm ẩm lau sạch các bầu vú. Khi vắt sữa xong phải sát trùng các bầu vú bằng dung dịch nước Cloramil B, để tránh vi khuẩn xâm nhiễm gây viêm vú. Đây là khâu kỹ thuật rất quan trọng.

Phòng bệnh thường gặp trên bò sữa là, bệnh vô sinh, chậm sinh, sinh sản ít, bệnh viêm móng chân, bệnh đầy hơi... Tốt nhất giữ số máy liên lạc thường xuyên với bác sĩ thú y có uy tín chữa trị bệnh nuôi bò sữa, để được tư vấn cách phòng trị bệnh kịp thời.

Đáng chú ý, ngay khi biết ông Tịnh nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao, nhiều người dân địa phương và phụ cận đã tìm đến gia đình ông để học hỏi kinh nghiệm để chuyển đổi sang chăn nuôi bò sữa cao sản. Theo đó, tổng đàn bò sữa nuôi của huyện Khoái Châu đã đạt 800 con.

Chẳng những chia sẻ hết bí quyết chăn nuôi bò sữa cho mọi người, ông Tịnh còn chủ động liên kết với nhà máy sữa Từ Sơn của Vinamilk, đứng ra làm đầu mối thu gom trung chuyển hết sản lượng sữa sản xuất ra hàng ngày của người chăn nuôi trong xã và các xã lân cận.
                                                         Theo Tú Anh/ Nông nghiệp.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 458775

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73505746