04:46 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu tiền tỷ mỗi năm từ nuôi bò sữa

Thứ hai - 20/02/2017 10:04
Vài năm trở lại đây, bò sữa nổi lên là đối tượng nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An).

Đến nay, 9 hộ chăn nuôi đã thành lập HTX Chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 200 con. Với nhiều lợi thế, chăn nuôi bò sữa nông hộ đang ngày một phất lên...

 

Ông Sơn cho đàn bò sữa ăn


Ông Nguyễn Hùng Sơn, xóm 3, xã Nghĩa Hợp là người đầu tiên đưa bò sữa về nuôi. Lúc đầu, nhờ các mối quen biết trong làm ăn, ông vận động một số hộ đi tham quan các mô hình nuôi bò sữa trong Nam, ngoài Bắc. Mục đích là để sau khi đi tham quan học hỏi, các hộ sẽ đầu tư chăn nuôi, tạo thành vùng tập trung, liên kết với trang trại bò sữa Vinamilk trong việc bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi tham quan, học hỏi, các hộ dân này vẫn ngần ngại, chưa dám tham gia.

 

“Là người phát động, tôi cũng hơi ngần ngại, vốn lớn, đối tượng nuôi mới lạ chưa hiểu được tính nết, bệnh tật của chúng nhưng nếu mình không thử nghiệm thì chắc chắn ý tưởng sẽ thất bại. Năm 2014, tôi vay gần 300 triệu đồng từ ngân hàng, bà con, ra trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa mua 4 con bò sữa đã chửa với giá trên 270 triệu đồng về nuôi.
 

Dân làng bàn ra tán vào đã đành, vợ con tôi cũng dãy nảy vì sợ tôi mất cả chì lẫn chài. May thay, vài tháng sau thì 4 con bò cho sữa rồi đẻ ra 4 con bê cái. Từ năm 2014 đến 2015, đàn bò cho sữa, nhập theo hợp đồng với Nhà máy sữa Vinamik đã giúp tôi hoàn vốn, đầu tư sửa sang trại nuôi và mua thêm 7 con nữa.
 

Đến nay tổng đàn bò gia đình tôi đã nâng lên 20 con, trong đó có 7 con cho sữa với sản lượng bình quân 20kg/ngày/con. Trừ các chi phí, tôi lãi ròng trên 1 triệu đồng/ngày. Có những thời điểm, đàn bò cho sản lượng sữa cao, mỗi tháng tôi thu về 45 - 50 triệu đồng tiền sữa… Sắp tới, tôi sẽ mở rộng trang trại, tăng tổng đàn, hi vọng chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện về thủ tục cho thuê đất đai và việc tiếp cận nguồn vốn tại ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn”, ông Sơn cho biết.
 

Để đảm bảo thức ăn cho đàn bò, hiện nay ông Sơn đã tích tụ được 3ha đất canh tác, chủ yếu trồng ngô, cỏ voi. Cùng với thân, lá cây sắn thu mua hàng năm, gia đình ông Sơn ủ men cho đàn bò ăn. Ngoài thức ăn thô thì thức ăn dạng viên bột vẫn phải đảm bảo để giúp đàn bò tiết sữa đều đặn.
 

09-11-15_ve-sinh-truoc-luc-vt-su
Vệ sinh trước lúc vắt sữa

09-11-15_ve-sinh-truoc-luc-vt-su


 

 

Theo ông Sơn, đàn bò nhập từ Úc tuy giá có đắt hơn đàn bò nhập từ New Zealand nhưng đổi lại khả năng thích nghi với nhiệt độ cao tại Nghệ An tốt hơn. Với bò sữa, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin thì phải quan sát tình hình sức khỏe của đàn bò. Cơ bản, bò sữa hay gặp một số bệnh như viêm vú, tụ huyết trùng, bệnh viêm móng… Cần hạn chế tắm rửa cho bò, trừ khi vắt sữa, chuồng nuôi phải đảm bảo khô thoáng, về mùa hè phải sử dụng quạt gió cho bò. Bò nhiễm bệnh, lượng sữa tiết ra vừa không đủ vừa không đảm bảo chất lượng sẽ bị nhà máy từ chối thu mua. Mỗi ngày 2 lần vắt sữa, trước khi nhập cho nhà máy thì chủ hộ nuôi bò sữa phải uống thử để khẳng định rằng sữa đảm bảo chất lượng…
 

Từ một hộ nông dân hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, chỉ sau hơn 2 năm vay vốn nuôi bò sữa, trừ các chi phí đầu tư, ông Sơn lãi ròng trên 300 triệu/năm. Thấy ông Sơn nuôi bò sữa “bở ăn”, đến nay tại huyện Tân Kỳ đã có 9 hộ tham gia nuôi bò sữa, nâng tổng đàn bò lên trên 200 con, trong đó có 60 con cho sữa. Ông Sơn, người đầu tiên đưa bò sữa về nuôi được bầu là Chủ tịch HĐQT-Giám đốc HTX chăn nuôi bò sữa huyện Tân Kỳ.
 

Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay, hộ ông Ngô Xuân Ngoãn đang có số lượng bò sữa nhiều nhất HTX với 50 con, trong đó 22 con cho sữa. Bình quân mỗi năm, ông Ngoãn thu về trên 1,5 tỷ đồng từ đàn bò sữa. Nông trại bò sữa của ông Ngoãn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động và hàng trăm lượt lao động thời vụ mỗi năm.
 

Hiện đàn bò sữa của huyện Tân Kỳ vẫn đang nuôi phân tán, số lượng còn hạn chế. Nguyện vọng của các nông hộ nuôi bò sữa tại đây là được tạo điều kiện tốt nhất nâng dần tổng đàn, đủ điều kiện để nhà máy Vinamilk đặt một bồn thu mua trên địa bàn huyện.

 

VĂN AN
Nguồn: NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 288

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 287


Hôm nayHôm nay : 58291

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71343907