22:01 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thu tiền tỷ từ đất khó

Chủ nhật - 09/04/2017 23:33
Mạnh dạn mang giống cam Xoàn, cam V2 từ Hòa Bình về trồng thử nghiệm trên khu đất sét, đất bạc màu, sau bao nhiêu năm vất vả, trăn trở với cây cam, gia đình anh Đỗ Xuân Sơn ở thôn 9, xã Xuân Trường (Thọ Xuân - Thanh Hóa) đã thu về tiền tỷ mỗi năm.
 

Anh Sơn bên vườn cam đang vào mùa thu hoạch.

Khởi nghiệp từ đất khó

 Về xã Xuân Trường, hỏi thăm gia đình anh Đỗ Xuân Sơn, ai cũng biết, bởi anh là người tiên phong làm trang trại trồng cây ăn quả trên vùng đất sét, đất bạc màu, vốn nổi tiếng là “khó nhằn” của xã. Ở vùng đất ấy, đã có rất nhiều người khởi nghiệp và nhận lại sự thất bại nhưng không nản chí, anh Sơn vẫn chọn bắt đầu sự nghiệp từ nơi khó khăn này.

Anh Sơn đến với nghề trồng cam từ năm 2013, khi địa phương quy hoạch hơn 2ha diện tích đất sản xuất kém hiệu quả của xã, anh đã mạnh dạn đứng ra đấu thầu để trồng cây ăn quả. Loại cây chủ lực anh chọn để trồng trên vùng đất khó ấy chính là cam. Lúc đó, ngay cả những người có kinh nghiệm cũng đều băn khoăn trước quyết định của Sơn vì chẳng có loại cây ăn quả nào có thể sống sót trên đất sét, huống hồ cam còn nổi tiếng là loại cây “đỏng đảnh, khó chiều”. Sau bao năm chăm bón, cây không phụ lòng người, đã cho trái ngọt, quãng thời gian vất vả “hai sương một nắng” của Sơn đã được đền bù xứng đáng.

Để có vốn đầu tư trồng cam, Sơn đã vay mượn ngân hàng, anh em bạn bè để mua 2.000 gốc cam Hòa Bình về trồng. Ban đầu, cây phát triển tốt, khỏe mạnh nhưng vào mùa mưa thì lại bị héo lá, vàng lá và chết dần. Xót của nhưng vẫn quyết tâm làm đến cùng, anh nhờ những người có kinh nghiệm trồng cây ăn quả từ các vùng về nghiên cứu chất đất và kỹ thuật, ai cũng lắc đầu nói đây là khu có nhiều đất sét, độ pH của đất thấp nên cây ăn quả trồng được một thời gian khi gặp mưa sẽ bị bó rễ, thối gốc và chết, còn nếu có sống cũng không phát triển được và khuyên anh không nên trồng cây ăn quả trên vùng đất này.

Không nản chí, ghi nhận những lời khuyên, Sơn lặn lội đến các vùng trồng cây ăn quả phía Bắc để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm bón. Sau khi trở về, anh quyết định nhổ 2.000 gốc cam cũ bỏ đi để trồng mới. Để nâng độ pH trong đất, anh bón nhiều phân chuồng, vào mùa mưa anh đào nhiều rãnh thoát nước để giúp cây không bị úng. Nhờ lòng đam mê và chịu khó, Sơn đã bắt vùng đất “chết” phải “nhả vàng”.

Thu tiền tỷ nhờ trồng cam

 Sau khi đầu tư trồng 2ha cam Xoàn phát triển tốt, Sơn mạnh dạn đầu tư thêm 4ha đất nữa để trồng thêm các giống cam V2, bưởi Diễn, bưởi Tân Lạc, bưởi Luận Văn, đến nay đều đã cho thu hoạch. Hiện, vườn nhà anh đã có khoảng 200 cây cam Xoàn, cam V2 và 2.000 cây bưởi Diễn, bưởi Luận Văn, bưởi Tân Lạc. Khi quả chín rộ, thương lái đến tận nơi thu mua, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu. “Mỗi cây cam phát triển tốt cho khoảng 30 - 40kg quả, giá bán ngày thườ­­­ng 30.000 đồng/kg tại vườn, bưởi là 55.000 đồng/kg. Nhờ hai loại cây này, mỗi năm tôi bỏ túi cả tỷ bạc”, Sơn chia sẻ.

Với thành công từ cây cam, Sơn rút ra kinh nghiệm, trồng cam không khó, chỉ cần bón nhiều phân chuồng, đối với diện tích có nhiều đất sét thì cần làm rãnh thoát nước vào mùa mưa để cây không bị úng. Ở những vùng đất xấu cần chú trọng tăng độ phì nhiêu cho đất. Cam có thể thu hoạch quanh năm nên nhà vườn chỉ cần theo sát cây, tỉa bớt trái và giữ lại lượng vừa đủ để cây nuôi dưỡng là có thể đảm bảo đạt năng suất ổn định. Đúng vụ, cam V2 đạt trọng lượng 2 - 3 quả/kg, cam xoàn 4 quả/kg. Cam có màu vàng, thơm, vị ngọt đậm đà, ngay cả phần cùi cũng có vị ngọt bùi nên cứ đến độ thu hoạch, rất nhiều thương lái đã đến đặt hàng và thu mua tại vườn.

Ô­­­­ng Đỗ Việt Lân, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho biết: “Từ năm 2010, xã có chủ trương chuyển đổi vùng đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả trên vùng đất nghèo kiệt, nhiều hộ dân trong xã cũng đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây lúa sang trồng cây cam. Cho đến năm 2017, trên địa bàn xã đã phát triển được trên 15ha đất trồng cây ăn quả. Trong đó, anh Sơn là người tiên phong đi đầu khi có tới hơn 6ha đất trồng cam cho hiệu quả kinh tế cao”.

“Trong những năm tới, xã sẽ tiếp tục rà soát lại diện tích đất trồng lúa năng suất thấp để quy hoạch thành vùng trồng cây ăn quả và các loại cây màu khác, giúp nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Lân cho biết thêm.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng lồng ghép chủ trương trồng cây ăn quả gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ vốn cho hộ nào chọn hướng đi này và dự kiến đề nghị huyện xây dựng thương hiệu “cam Xuân Trường”.

“Sẽ còn nhiều khó khăn, song nếu phát huy tốt, đây chắc chắn là loại cây trồng giúp nông dân xã Xuân Trường làm giàu và là tiền đề quan trọng thúc đẩy việc phát triển cây cam theo hướng bền vững”, ông Lân nói.

Như Quỳnh – Xuân Sơn/kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1254861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72937570