04:38 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thú vị nghề nuôi “vỗ béo” cua mẹ

Chủ nhật - 09/04/2017 20:36
Tận dụng lợi thế chất lượng cua Năm Căn đã được khắp nơi tin tưởng, nhiều hộ dân tại huyện Năm Căn (Cà Mau) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi “vỗ béo” cua mẹ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 12 năm gắn bó với nghề “vỗ béo” cua mẹ (hay còn gọi là sản xuất cua mẹ ốp trứng), anh Nguyễn Văn Niêm (ngụ khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) cho rằng đây là mô hình đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần người nuôi có tính tỉ mỉ thì tỷ lệ thành công rất cao. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ của nghề này rất rộng, nếu sản xuất đạt chất lượng có thể xuất bán cho các thị trường trong và ngoài nước, đem lại thu nhập khá lớn.

 thu vi nghe nuoi “vo beo” cua me hinh anh 1

Anh Niêm đang vệ sinh cua mẹ 

Để thực hiện mô hình này, điều đầu tiên là nông dân cần chuẩn bị thùng để gièo cua, hệ thống oxy. Sau đó, đến khâu quan trọng nhất là chọn cua mẹ.

“Cua mẹ cần phải chọn những con cua khỏe mạnh, có trọng lượng khoảng từ 450-600gr, đầy gạch và có màu sáng xanh. Sau khi chọn được cua mẹ thì tiến tiến hành vệ sinh, cắt 1 mắt trái của cua, cho vào bể chứa có chạy oxy để hỗ trợ cho cua. Thức ăn của cua cũng khá đơn giản, có thể tận dụng cá loại cá tạp, ốc,.. có sẵn ở địa phương. Sau thời gian chăm sóc từ 10-20 ngày, cua bắt đầu sinh sản, sau đó dưỡng lại từ 5-7 ngày là có thể xuất cua bán” – anh Niêm chia sẻ.

 thu vi nghe nuoi “vo beo” cua me hinh anh 2

 Cua mẹ đã có trứng và có thể xuất bán

Cũng theo anh Niêm, với kinh nghiệm nhiều năm hiện anh có thể nuôi đạt tỷ lệ từ 70-80% và xuất bán đi khắp các tỉnh, có cả các tỉnh ở miền Trung. Mỗi con cua mẹ sau khi có trứng đạt chất lượng sẽ được bán nguyên con cho các trại sản xuất cua giống. Tại đây, mỗi con cua mẹ mang trứng có thể cho nở ra trung bình khoảng 1,5-2 triệu ấu trùng, đạt từ 200-500 con cua con.

 thu vi nghe nuoi “vo beo” cua me hinh anh 3

Mỗi con cua mẹ được nuôi trong một thùng riêng với chế độ chăm sóc tỉ mỉ

Với mô hình này, bình quân mỗi tháng anh Niêm bán ra được 50-70 con cua mẹ, giá mỗi con giao động từ 1,5-2 triệu đồng tùy thời điểm, trừ chi phí mỗi tháng anh lãi 20-30 triệu đồng.

Cũng là một hộ theo nghề “vỗ béo” của mẹ, chị Nguyễn Thị Mộng Thu (ngụ cùng khóm 5), cho biết: Cua gạch sau khi mua về sẽ được bỏ vào các thùng nhựa, mỗi thùng một con để nuôi vỗ. Khi cua chưa đẻ trứng thì mỗi ngày vệ sinh cua mẹ một lần, thay nước một lần. Khi cua đã ốp trứng thì mỗi ngày chỉ thay nước 2 lần và không vệ sinh.

 thu vi nghe nuoi “vo beo” cua me hinh anh 4

Một ốp trứng cua đạt chuẩn

 thu vi nghe nuoi “vo beo” cua me hinh anh 5

 Anh Niêm thu lãi từ 20-30 triệu đồng/tháng nhờ nghề “vỗ béo” cua mẹ

Theo các hộ làm nghề, với lợi thế gần biển, độ mặn nước đáp ứng để nuôi cua mẹ từ 25-30 phần ngàn nên rất phù hợp phát triển mô hình. Đặc biệt, đối với huyện Năm Căn nguồn cua mẹ được cung cấp đa dạng và nhiều chủng loại, chất lượng cua trên địa bàn cũng đã được khắp nơi tin tưởng. Đây sẽ là mô hình hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trong thời gian tới.

 thu vi nghe nuoi “vo beo” cua me hinh anh 6

 Khi cua mẹ mới đẻ, trứng có màu vàng, khoảng 5 ngày sẽ chuyển màu cam, 8 ngày thì chuyển sang màu xám, 10 ngày chuyển sang màu đen như thế này

Nói về hiệu quả mô hình, ông Tạ Trường Giang – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Năm Căn, khẳng định: “Hiện tại nhu cầu mua cua mẹ của thị trường tăng cao, vì thế Hội nông dân thị trấn sẽ kết hợp với các Chi hội vận động các hộ thành lập tổ hợp tác để nâng cao chất lượng và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện để cho các hộ nuôi tiếp cận với các nguồn vốn, nâng cao quy mô sản xuất”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Quốc Duẫn - Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Để phát triển nghề này trong thời gian tới Phòng NNPTNT huyện sẽ phối hợp với các địa phương để rà soát, thống kê lại số hộ thực hiện mô hình này, có kế hoạch tập huấn kỹ thuật, nhằm hạn chế rủi ro cho bà con. Đồng thời, hỗ trợ bà con thành lập những tổ hợp tác để đưa nghề sản xuất cua mẹ phát triển hơn trong tương lai”.

Theo Chúc Ly/ Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 256


Hôm nayHôm nay : 57822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116123

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71343438