12:22 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020

Thứ sáu - 13/07/2018 20:51
Từ ngày 11/7, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; trong đó, tỉnh ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương và phát triển du lịch dịch vụ ở nông thôn theo 6 nhóm ưu tiên, là: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng.
Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế.
Ảnh: Quốc Việt - TTXVN
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, việc triển khai chương trình nằm trong chủ trương xây dựng đề án "Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra. Đây là một quyết sách kịp thời, đúng lúc đáp ứng nhu cầu về phát triển làng nghề, sản phẩm đặc sản của nhiều địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Điều này mở ra cơ hội để sản phẩm địa phương và làng nghề địa phương phát triển trong một chương trình mang tầm quốc gia, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, bảo tồn phát triển làng nghề, nâng cao thu nhập cho người dân. Đề án còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

Đối tượng thực hiện là sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là sản phẩm vùng, miền trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương, lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc: hành động địa phương hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực.

Đáng chú ý, từ nay trở đi, tỉnh Thừa Thiên - Huế giao cho ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố triển khai ngay việc xây dựng kế hoạch, thu thập thông tin nhằm đánh giá đầy đủ về hiện trạng các sản phẩm, trình độ công nghệ, vốn, lao động liên quan đến sản phẩm của từng địa phương; đồng thời lập danh sách các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sản phẩm để xây dựng đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2018 - 2020.

 Làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mỹ (Thừa Thiên-Huế).Ảnh: Hồ Cầu - TTXVN

Trước đó, từ 2015-2017, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư hơn 42 tỷ đồng từ chương trình khuyến công, tập trung cho việc xây dựng "mỗi làng một nghề", "mỗi làng một sản phẩm".

Tỉnh cũng nhân rộng các mô hình hiện có nhằm hướng tới việc phát triển và xây dựng mỗi làng một nghề giai đoạn 2018-2020. Hợp tác xã mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) tận dụng tốt nguồn lao động nông nhàn sau mỗi vụ thu hoạch lúa, phát triển thêm các mặt hàng mây tre mỹ nghệ như đèn, quạt, rổ, rá... để bán cho các cơ sở du lịch; giải quyết việc làm thêm cho 50 lao động trong địa phương, bình quân mỗi lao động thu nhập ở hợp tác xã từ 1-1,3 triệu đồng/tháng. Ngoài tiêu thụ ở Huế, hợp tác xã cũng đã bắt đầu giới thiệu các sản phẩm mỹ nghệ của mình đến với các tỉnh thành phố trong nước như Hội An, Đà Nẵng, Hà Nội...

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 ở Thừa Thiên - Huế sẽ tận dụng lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, ở Thừa Thiên - Huế, người lao động mỗi năm chỉ tập trung vào 2 vụ sản xuất chính là Đông Xuân và Hè Thu, tính tổng cộng khoảng 4 tháng/năm; phần lớn thời gian còn lại đều nhàn rỗi. Thực hiện chương trình này góp phần khắc phục tình trạng nói trên.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, gồm: Chủ động liên kết với các nơi có nhu cầu, tạo điều kiện đưa lao động đến làm việc, hoặc thông qua đào tạo người lao động tự tìm việc; có chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút, kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thêm thu nhập cho người lao động...
Theo Quốc Việt/Báo Ảnh DT&MN.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 85


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367255